Danh mục tài liệu

Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.36 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1 gồm nhiều câu hỏi tập trung vào kiến thức trọng tâm của học phần Ký sinh trùng thú y 1. Đề cương giúp người học ôn tập và củng cố những nội dung kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1Thạch Văn Mạnh TYD-K55 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Kí Sinh Trùng Thú Y 1 Học kỳ I năm học 2013-2014Câu 1. Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người, lấy ví dụ đểchứng minh? - Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết cao Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng loạt khi không có vaxin - Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít. Tác hại là âm thầm, dai dẳng, gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý.  Tác hại thường thấy:a. KST làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi VD: - Lợn bị nhiễm sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) tăng trong giảm 3kg/tháng so với lợn không bị nhiễm - Lợn bị nhiễm giun đũa (Ascaris suum) tăng trọng giảm 30-40%b. KST làm giảm khả năng cho các sản phẩm chăn nuôi - Thịt: 1 sán lá ruột lợn (F. Buski) làm giảm 60-90g thịt/tháng - Trứng: gà mắc sán lá sinh sản (Prosthogonimus sp), tỷ lệ đẻ giảm khoảng 40% - Sữa: Bò bị mắc sán lá gan (Fasciola sp) sản lượng sửa giảm khoảng 25% Bò mắc Lê dạng trùng sản lượng sữa giảm khoảng 40%c. KST làm giảm phẩm chất của các sản phẩm chăn nuôi VD. Gia súc mắc gạo lợn (Cysticercus cellulosae) nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất, gạo bò (Cysticercus bovis), nhục bào tử trùng (Sarcocystis sp) , cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất kém, trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này không thuộc được giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súcd. KST làm giảm khả năng cày kéo và sinh sản của gia súc VD: vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của gia súce. Một số bệnh KST còn truyền lây sang người VD: gạo lợn (Cysticercus cellulosae), gạo bò (Cysticercus bovis), nhục bào tử trùng (Sarcocystis sp), giun bao (Trichinella spiralis), bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm kế phát.Câu 2. Hiện tượng KST và định nghĩa KST, cách gọi tên? a. Hiện tượng KST “Hiện tượng ký sinh là một mối quan hệ qua lại rất phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú ở trong hay ngoài một sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, dịch tổ chức để nuôi sống bản thân mình đồng thời gây hại cho sinh vật khác; nhưng sinh vật khác cũng có những phản ứng đối đáp lại nhằm hạn chế những tác hại do sinh vật kia gây nên” 1Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Ngày nay coi hiện tượng này là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa 2 sv trong đó 1 sv tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sv kia để lấy dịch thể , tổ chức của kí chủ làm thức ăn đồng thời gây hại cho kí chủ. b. Định nghĩa KST . - Sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú trong sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng đồng thời gây hại là ký sinh trùng; sinh vật để cho ký sinh trùng sống ký sinh là ký chủ (vật chủ); - KST nhất thiết phải sống nhờ trên ký chủ, nhưng không nhất thiết toàn bộ quá trình sống (chu kỳ sống) là sống nhờ mà có thể sống tự do hoặc một giai đoạn nào đó hoặc chỉ khi cần chất dinh dưỡng mới sống ký sinh; - KST phải cướp chất dinh dưỡng của ký chủ một cách từ từ (tiệm tiến), chứ không phá hủy tức khắc đời sống ký chủ; - Một số sinh vật tuy không cướp chất dinh dưỡng của ký chủ nhưng vẫn liên quan đến các KST → vẫn gọi là KST VD: muỗi đực, mòng đực - Ký chủ phải là động vật đang sống để KST lấy chất dinh dưỡngCâu 3. Các loại hình KST chủ yếu? cho ví dụ? 1. Nội KST và ngoại KST - Nội KST: KST ký sinh bên trong ký chủ. VD: giun phổi, giun thận - Ngoại KST: KST ký sinh bên ngoài ký chủ. VD: ghẻ, ve... 2. KST tạm thời và KST vĩnh viễn - KST tạm thời: là KST chỉ sống 1 thời gian ngắn trên cơ thể ký chủ chỉ khi nào cần chất dinh dưỡng mới biểu hiện trạng thái ký sinh. VD: ruồi, muỗi - KST vĩnh viễn: là KST gắn bó suốt đời với ký chủ. VD: giun bao (Trichinella spiralis), ghẻ (Sarcoptes) 3. KST chuyên tính và KST kiêm tính - KST chuyên tính: chỉ ký sinh trên một loài ký chủ nhất định. VD: sán dây (Taenia solium và Taenia rhynchus saginatus) ký sinh trong ruột non của người - KST kiêm tính: có thể sống tự do, khi cần thiết sống ký sinh. VD: ...