Danh mục tài liệu

Đề kiểm tra 1 tiết Địa lớp 10

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 7 Đề kiểm tra 1 tiết Địa lớp 10 với nội dung xoay quanh: hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ, cấu trúc khí quyển, một số loại gió chính trên thế giới,...để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề kiểm tra 1 tiết Địa lớp 10TTGDTX Và KTTH – HN ĐỨC HÒAHọ và tên: …………………………….Lớp 10 ĐỀ KIỂM TRA: 45 PHÚT Môn: Địa lý 10 (Đề 01) I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)Câu 1: ( 0,5 điểm) Bản đồ là: A. Hình vẽ chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng. B. Bức tranh của một khu vực bề mặt Trái Đất. C. Hình vẽ thu nhỏ của bề mặt Trái Đất. D. Hình vẽ thu nhỏ của Trái đất lên mặt phẳngCâu 2: ( 0,5 điểm) Điểm nào đưới đây không đúng với phép chiếu hình trụ: A. Khu vực chính xác ở vùng Địa Cầu tiếp xúc với mặt phẳng tờ giấy, càng xa càng kém chính xác. B. Khu vực chính xác ở cực, càng xa cực càng không chính xác. C. Khu vực chính xác ở kinh tuyến gốc, càng xa kinh tuyến gốc càng kém chính xác. D. Khu vực chính xác ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác.Câu 3: ( 0,5 điểm) Phương pháp chấm điểm biểu hiện được: A. Cơ cấu của đối tượng địa lí. B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí. C. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí. D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.Câu 4: ( 0,5 điểm) Khi ở khu vực giờ gốc giờ GMT là 5 giờ sáng thì ở Việt Nam lúc đó là: A. 7 giờ sáng. B. 12 giờ trưa. C. 7 giờ tối. D. 12 giờ đêm.Câu 5: ( 0,5 điểm) Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên bề mặt TráiĐất là: A. 21-3 đến 21-3. B. 23-9 và 22-12. C. 21-3 và 23-9 D. 22-6 và 22-12.Câu 6: ( 0,5 điểm) Nguyên nhân gây nên chuyển động trông thấy hàng ngày từ Đông sang Tâycủa Mặt Trời là: A. Vận động quanh Mặt Trời của Trái Đất từ Tây sang Đông. B. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục không đổi. C. Ban ngày, Mặt trời mọc ở phía đông lặn ở phía Tây. D. Ban đêm, bầu trời quay từ Tây sang Đông.Câu 7: ( 0,5 điểm) Từ nhân ra ngoài, cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự có các lớp: A. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa. B. Nhân, vỏ lục địa, vỏ đại dương, bao manti. C. Nhân, bao manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương. D. Nhân, bao manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.Câu 8: ( 0,5 điểm) Khu vực có mua nhiều nhất trên Trái Đất là: A. Xích đạo B. Cực C. Ôn đới D. Chí tuyếnII. Phần tự luận ( 6 điểm)Câu 1: ( 3 điểm) Ca dao Việt Nam có câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tốiHai câu ca dao trên nói về hiện tượng gì trong tự nhiên? Tại sao lại có hiện tượng đó?Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?Câu 2: ( 3 điểm) Cấu trúc khí quyển bao gồm mấy tầng?Trình bày đặc điểm và tác dụng của tầng đối lưu và tầng bình lưu?  Hết  (Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu)TTGDTX Và KTTH – HN ĐỨC HÒAHọ và tên: …………………………….Lớp 10 ĐỀ KIỂM TRA: 45 PHÚT Môn: Địa lý 10 (Đề 02) I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)Câu 1: ( 0,5 điểm) Phép chiếu hình bản đồ là: A. Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất trên mặt phẳng. B. Cách làm cho mặt cong thành mặt phẳng C. Cách biểu diễn Trái Đất lên mặt phẳng. D. Cách chiếu bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng.Câu 2: ( 0,5 điểm) Phép chiếu hình trụ thường dùng để vẽ biểu đồ ở khu vực nào: A. Cực Bắc. B. Bán cầu Đông, Tây. C. Xích đạo. D. Xích đạo và vùng cực Bắc Nam. Câu 3: ( 0,5 điểm) Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện được những nội dung nàosau đây: A. Số lượng dân cư. B. Các điểm dân cư. C. Vùng phân bố của động thực vật. D. Chế độ gió, hướng di chuyển của bão, tần suất bão, dòng biển…Câu 4: ( 0,5 điểm) Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông kinh tuyến đổi ngày ( kinh tuyến 1800) thì: A. Lùi 1 ngày lịch. B. Tăng 1 ngày lịch. C. Lùi 1 giờ. D. Tăng 1 giờ.Câu 5: ( 0,5 điểm) Mùa nóng ở Nam bán cầu nằm trong khoảng thời gian: A. Từ 23-9 đến 21-3 B. Từ 21-3 đến 22-6 C. Từ 22-6 đến 23-9 D. Từ 21-3 đến 23-9Câu 6: ( 0,5 điểm) Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở: A. Nội chí tuyến. B. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. C. Cực Bắc và cực Nam. D. Ngoại chí tuyến.Câu 7: ( 0,5 điểm) Bộ phận lớp vỏ lục địa của Trái Đất đựơc cấu tạo bởi các tầng đá theo thứ tự từngoài vào trong là: A. Trầm tích, badan, granit. B. Granit, trầm tích, badan. C. Badan, trầm tích, granit. D. Trầm tích, granit, badan. Câu 8: ( 0,5 điểm) Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở: A. Miền có gió địa phương. B. Miền có gió Mậu Dịch. C. Miền có gió mùa.II. Phần tự luận ( 6 điểm)Câu 1: ( 3 điểm) Tại sao có hiện tượng luân phiên ngày, đêm và giờ trên Trái Đất. Thế nào là giờ địa phương? giờ múi? Nếu ở khu vực giờ gốc GMT là 7h sáng ngày 12 – 10 -2010thì ở Việt Nam là mấy giờ ngày mấy tháng mấy?Câu 2: ( 3 điểm) Kể tên một số loại gió chính trên thế giới?Trình bày các đặc điểm chính của gió mùa? Liên hệ thực t ...