Danh mục tài liệu

Đề tài: PHÁN ĐOÁN PHỦ ĐỊNH TRONG LÔGÍC HỌC ARIXTỐT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích nhằm làm rõ thêm quan điểm của Arixtốt về phán đoán phủ định; cụ thể là chỉ ra trong trường hợp nào thì các quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung được tuân thủ, trong trường hợp nào thì quy luật phi mâu thuẫn được tuân thủ và quy luật bài trung chỉ là ước lệ, hoặc không được tuân thủ,… Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất ý kiến cho rằng, các giáo trình lôgíc hiện nay ở nước ta cần có sự thống nhất trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " PHÁN ĐOÁN PHỦ ĐỊNH TRONG LÔGÍC HỌC ARIXTỐT " Nghiên cứu triết họcĐề tài: PHÁN ĐOÁN PHỦ ĐỊNHTRONG LÔGÍC HỌC ARIXTỐT PHÁN ĐOÁN PHỦ ĐỊNH TRONG LÔGÍC HỌC ARIXTỐTNGUYỄN GIA THƠ (*)Trong bài viết này, tác giả đã phân tích nhằm làm rõ thêm quan điểm củaArixtốt về phán đoán phủ định; cụ thể là chỉ ra trong trường hợp nào thìcác quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung được tuân thủ, trongtrường hợp nào thì quy luật phi mâu thuẫn được tuân thủ và quy luật bàitrung chỉ là ước lệ, hoặc không được tuân thủ,… Trên cơ sở đó, tác giả đềxuất ý kiến cho rằng, các giáo trình lôgíc hiện nay ở nước ta cần có sựthống nhất trong việc xác định các phán đoán phủ định.Trong lôgíc học Arixtốt, hình thức phủ định cơ bản trong phán đoán códạng “S không là P” (hình thức khẳng định tương ứng với nó là “S là P”).Phán đoán khẳng định được hiểu là, dưới hình thức ngôn ngữ có thể hiệnmối liên hệ thực tế giữa chủ từ và vị từ. Còn phán đoán phủ định có thểhiểu là, dưới hình thức ngôn ngữ không có mối liên hệ thực tế giữa chủ từvà vị từ. Nói cách khác, khẳng định là một hình thức ngôn ngữ mà trongđó, nhờ mối liên hệ thể hiện bởi từ “là” - nói về tồn tại thực tế của chủ từnhư một cái gì đó xác định. Phủ định là hình thức ngôn ngữ trong đó thôngqua mối liên hệ “không phải là” nói lên rằng, chủ từ như một cái gì đókhông tồn tại, hoặc không tồn tại theo mối quan hệ với một cái gì đó. Bởilẽ, giữa sự tồn tại của sự vật (đối tượng) và sự không tồn tại của nó (trongchính mối quan hệ đó) không có khả năng thứ ba nào. Do đó, đối vớikhẳng định “S là P” và phủ định “S không là P”, quy luật phi mâu thuẫn vàquy luật loại trừ cái thứ ba được tuân thủ. Liên quan đến vấn đề này,Arixtốt viết: “Nếu ta lấy khẳng định và phủ định [thì trong trường hợp nhưvậy], luôn có tồn tại [sự vật] hay không có sự tồn tại đó - một trong hai sẽgiả dối và cái còn lại - sẽ chân thực. Rằng Xôcrát ốm và Xôcrát không ốm,- và, nếu Xôcrát tồn tại, thì một trong những mệnh đề này hiển nhiên hoặcchân thực, hoặc giả dối, và nếu ông không tồn tại - thì sự việc cũng chínhxác như vậy: rằng, ông ốm, nếu [ông] không tồn tại, thì điều này giả dối,còn ông không ốm, - chân thực. Vì vậy, chỉ có ở những nơi mà một cái mâuthuẫn với cái khác như là khẳng định và phủ định [và chỉ trong trường hợpnày], chúng ta mới bắt gặp đặc điểm là một trong hai mệnh đề luôn [hoặc]chân thực, hoặc giả dối”(1). (Cũng cần phải nhắc lại rằng, trong lôgíc họcArixtốt, các vấn đề của tư duy và tồn tại không tách bạch nhau; vì vậy, nhiềukhi Arixtốt nói về sự vật cũng là nói về tư tưởng biểu thị sự vật đó).Từ đoạn trích dẫn trên trong tác phẩm của Arixtốt, có thể nhận định rằng,tính đúng đắn của quy luật phi mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba đốivới các khẳng định và phủ định có đặc điểm vô điều kiện: để tuân thủchúng không cần tiền đề nào, thậm chí cả các tiền đề về sự tồn tại giản đơncủa chủ từ phán đoán. Nếu chủ từ tồn tại, có nghĩa nó là một cái gì đó, thìcó thể áp dụng quy luật phi mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba, mặcdù chúng ta có thể không biết được phán đoán nào trong hai phán đoán trênlà chân thực. Nếu chủ từ không tồn tại, thì nói chung là không có tính chấtnào, và điều đó có nghĩa việc phủ định sự hiện diện của một tính chất n àođó ở chủ từ - mà tính chất đó được thể hiện bởi vị từ - là chân thực. Khẳngđịnh chủ từ có tính chất như vậy là giả dối tức các quy luật phi mâu thuẫnvà quy luật bài trung không hoạt động.Ngoài kiểu mâu thuẫn (phủ định) như đã nói ở trên, trong lôgíc học Arixtốtcòn có kiểu phủ định “mềm” - sự đối lập giữa “có” cái gì đó và “mất” cáiđó. Ví dụ: “Xôcrát nhìn thấy” là phán đoán về sở hữu (có), còn “Xôcrátmù” là phán đoán về sự “mất” (khả năng nhìn). Những phán đoán này chịusự chi phối của quy luật phi mâu thuẫn. Tuy nhiên, khác với khẳng định vàphủ định, các phán đoán “có” và “mất” có thể chỉ được coi là chịu sự tácđộng của quy luật loại trừ cái thứ ba một cách ước lệ. Như vậy, điều kiệncho tính tuân thủ của quy luật loại trừ cái thứ ba là khả năng đối với chủ từnói chung. Về bản chất, nó “có” tính chất đã cho hoặc “mất” tính chất ấy.Xôcrát, xét về bản chất, vốn có thị giác, nghĩa là một trong hai khả năngphải xảy ra: hoặc nhìn thấy, hoặc mù. “Còn trong trường hợp Xôcrát khôngtồn tại, thì cả hai đều giả dối, cả trường hợp ông có thị giác lẫn trường hợpông mù”(2). Xôcrát không tồn tại thì dĩ nhiên ông không có những thuộctính xét về bản chất, nghĩa là các phán đoán “ông nhìn thấy” và “ông mù” -đều giả dối. Cũng có thể nói như vậy đối với chủ từ mà về bản chất, sự vậtđược biểu thị bởi chủ từ không sở hữu tính chất đã cho, nhưng lại được gáncho là mất tính chất ấy. Các phán đoán “hòn đá là kẻ mù” và “hòn đá là kẻnhìn thấy” đều giả dối. Như vậy, đối với các mặt đối lập “có” và “mất”, thìquy luật phi mâu thuẫn hoạt động; trong khi đó, quy luật loại trừ cái thứ bachỉ hoạt động một cách ước lệ. Vì rằng không tồn tại phương pháp lôgíchình thức thuần tuý để chỉ sự vật biểu thị bởi chủ từ đã cho có tính chất nàyhay tính chất khác (đối với các phán đoán “có” và “mất”), mặc dù chúngđối lập với nhau và quy luật loại trừ cái thứ ba vẫn không được tuân thủ.Một điểm quan trọng khác cần nhấn mạnh là, về mặt hình thức, phán đoán“mất” cũng là khẳng định (cũng như phán đoán về sở hữu (“có”)). Theo đó,chúng không đối lập nhau như khẳng định hay phủ định, mà như hai loạikhả năng khác nhau: các phán đoán sở hữu (có) hiển nhiên là phán đoánkhẳng định. Ví dụ, “Xôcrát nhìn thấy”- rõ ràng là phán đoán khẳng định.Chúng ta sẽ phân tích để làm rõ hơn, tại sao các phán đoán “mất” lại đượccoi là phán đoán khẳng định hay nói cách khác, tại sao chúng lại không thểđược coi là phán đoán phủ định?Nghĩa của phán đoán phủ định “S không là P” thể hiện ở chỗ, nó phủ địnhsự tồn tại của chủ từ S theo dấu hiệu P. Nghĩa của phán đoán “mất” có h ìnhthức “S là không P” (“An không biết tiếng Anh”= “An là người không biếttiếng Anh”) - hoàn toàn khác. Lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: