Danh mục tài liệu

Đề xuất một số hướng nghiên cứu khoa học giáo dục từ góc độ trường sư phạm địa phương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hướng tiếp cận nghiên cứu trình bày trong bài viết này xuất phát từ xu hướng phản biện và xuất bản các bài báo khoa học, đối chiếu với những nội dung, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục để đưa ra các gợi ý NCKH giáo dục đối với GV các trường sư phạm địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất một số hướng nghiên cứu khoa học giáo dục từ góc độ trường sư phạm địa phương VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 12-17 ISSN: 2354-0753 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC TỪ GÓC ĐỘ TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐỊA PHƯƠNG Lê Văn Thắng1,+, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định; 2Trường Đại học Văn Lang; 1 Nguyễn Hữu Năng2, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn 3 Đặng Thế Anh3 + Tác giả liên hệ ● Email: levanthangnd@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 27/4/2020 The fundamental and comprehensive reform of education and training in Accepted: 06/5/2020 Vietnam places many demands on teachers at pedagogical schools. In Published: 05/7/2020 addition to innovations in training and retraining for preschool and school teachers, lecturers must study new curricula, textbooks; innovate teaching Keywords methods; assess and conduct research on innovation of management model, educational scientific etc. At the present, pedagogical institutes, especially pedagogical colleges, are research, pedagogical facing many difficulties in terms of development orientation, employment, teachers, Research etc. Therefore, each individual lecturer must make efforts to improve teaching orientation. quality and scientific research to combine training and scientific research with practical educational needs. Through analyzing research trends in the field of educational science in Vietnam Journal Education, Vietnam Journal of Educational Sciences and the need to train and foster teachers in kindergartens, primary and secondary schools, we propose some suggestions on educational science research direction for lecturers at local pedagogical institutes in order to improve the effectiveness of scientific research of this group in solving practical problems.1. Mở đầu Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ của giảng viên (GV) các trường sư phạm. Trong quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng để trở thành GV, các cá nhân đều được tiếp cận hệ thống phương pháp luận về NCKH giáo dục. Quátrình giảng dạy cũng tạo điều kiện cho các GV soi chiếu những vấn đề lí luận vào thực tiễn. Ở các trường sư phạm địaphương, GV có thể dễ dàng phát hiện những tình huống có vấn đề của thực tiễn dạy học, ở các cơ sở giáo dục phổ thôngvà giáo dục mầm non, những vấn đề của công tác quản lí giáo dục hoặc từ cơ chế chính sách đối với giáo dục. Bên cạnhđó, khi tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí phục vụ công cuộc đổi mới căn bản, toàn diệnGD-ĐT, nhiệm vụ nghiên cứu để giải quyết vấn đề từ thực tiễn giáo dục của địa phương càng trở nên cấp thiết hơn. Hướngtiếp cận nghiên cứu trình bày trong bài viết này xuất phát từ xu hướng phản biện và xuất bản các bài báo khoa học,đối chiếu với những nội dung, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục để đưa ra các gợi ý NCKH giáo dục đối vớiGV các trường sư phạm địa phương.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lí thuyết là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu này, cụ thể: - Phân tích và tổng hợp các văn bản, các nghiên cứu về sự thay đổi nhiệm vụ của GV các trường sư phạm trongcông cuộc đổi mới giáo dục. - Thống kê các kết quả NCKH giáo dục trên 2 tạp chí: Tạp chí Giáo dục và Tạp chí Khoa học giáo dục trong thờigian từ năm 2016 đến nay. Việc thống kê này dựa vào tìm kiếm một số từ khóa nổi bật liên quan đến đổi mới GD-ĐT, từ đó rút ra xu hướng công bố kết quả nghiên cứu chủ yếu và những nội dung chưa được nghiên cứu nhiều.2.2. Một số vấn đề về lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục “NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiệnbản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuậtmới để cải tạo thế giới” (Vũ Cao Đàm, 1999). Trong quá trình nhận xét, phản biện một đề tài NCKH, chúng ta thườngquan tâm đến các đặc điểm của NCKH có được thể hiện trong quá trình nghiên cứu và sản phẩm của quá trình nghiêncứu không. Những đặc điểm đó bao gồm: tính mới; tính thông tin; tính tin cậy; tính khách quan; tính mạnh dạn, mạohiểm và tính kinh tế (Lưu Xuân Mới, 2003). Nhìn từ góc độ thực hiện, chủ nhiệm đề tài nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: