Tên chung quốc tế: Diatrizoate. Mã ATC: V08A A01. Loại thuốc: Chất cản quang thẩm thấu cao. Dạng thuốc và hàm lượng Lọ 100 ml dung dịch uống hoặc dùng qua trực tràng có hàm lượng 370 mg iod/ml. Ống hoặc lọ tiêm 10 ml, 20 ml, và lọ tiêm 50 ml, 100 ml, 250 ml, 500 ml dung dịch tiêm vô trùng chứa meglumin diatrizoat và natri diatrizoat với hàm lượng thay đổi chứa khoảng 145 mg, 309 mg, 325 mg, 370 mg iod/ml. Tá dược của thuốc uống hoặc dùng qua trực tràng: Dinatri edetat, natri sacharin,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diatrizoat DiatrizoatTên chung quốc tế: Diatrizoate.Mã ATC: V08A A01.Loại thuốc: Chất cản quang thẩm thấu cao.Dạng thuốc và hàm lượngLọ 100 ml dung dịch uống hoặc dùng qua trực tràng có hàm lượng 370 mgiod/ml. Ống hoặc lọ tiêm 10 ml, 20 ml, và lọ tiêm 50 ml, 100 ml, 250 ml,500 ml dung dịch tiêm vô trùng chứa meglumin diatrizoat và natri diatrizoatvới hàm lượng thay đổi chứa khoảng 145 mg, 309 mg, 325 mg, 370 mgiod/ml.Tá dược của thuốc uống hoặc dùng qua trực tràng: Dinatri edetat, natrisacharin, polysorbat 80. Tá dược của thuốc tiêm: Calci dinatri edetat, dinatriedetat, nước cất tiêm vô trùng hoặc nước cất tiêm không gây sốt.Dược lý và cơ chế tác dụngDiatrizoat là chất cản quang iod dạng ion. Cả muối meglumin và muối natriđều được sử dụng rộng rãi trong X quang chẩn đoán. Hỗn hợp hai muốithường được ưa dùng để giảm thiểu các tác dụng phụ. Sử dụng meglumindiatrizoat và natri diatrizoat không căn cứ vào tác dụng dược lý của chúngmà dựa vào sự phân bố và thải trừ của chúng trong cơ thể. Tiêm bắp hoặctiêm vào mạch, muối diatrizoat có thể tạo bài niệu thẩm thấu.Dược động họcCác diatrizoat được hấp thụ rất kém qua đường tiêu hóa. Tỷ lệ gắn kết vớiprotein huyết thanh của diatrizoat đưa vào cơ thể là không đáng kể (dưới5%). Diatrizoat được nhanh chóng thải trừ ở dạng không đổi qua lọc cầuthận, nếu không bị suy chức năng thận, trên 95% liều tiêm vào mạch đượcthải trừ trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Khoảng từ 1 đến 2% liều sử dụngcó thể thải trừ trong phân qua bài tiết mật và có thể qua niêm mạc ruột. Cóthể phát hiện vết diatrizoat trong các dịch khác của cơ thể như mồ hôi, nướcmắt, nước bọt và dịch vị. Ở người bệnh bị suy thận nặng diatrizoat được thảitrừ ra nước tiểu chậm và 10 - 50% liều tiêm vào mạch được thải trừ trongphân, chủ yếu qua bài tiết mật. Diatrizoat qua nhau thai và bài tiết trong sữamẹ. Diatrizoat được đào thải qua thẩm tách màng bụng hoặc thẩm tách thậnnhân tạo.Có thể quan sát được ngay hình ảnh các tĩnh mạch và động mạch sau khitiêm mạch diatrizoat hoặc có thể quan sát được ngay tim và các mạch máulớn vùng ngực sau khi đưa thuốc vào các buồng tim hoặc các mạch máu lớnliên quan bằng ống thông hoặc bằng cách tiêm tĩnh mạch. Cản quang sẽ tồntại cho tới khi máu lưu thông hòa loãng dịch đưa vào. Có thể quan sát đườngtiết niệu trong vòng 5 - 15 phút sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh dung dịchdiatrizoat hoặc 5 - 30 phút sau khi bắt đầu tiêm truyền tĩnh mạch, tùy thuộcchức năng thận của người bệnh. Ở người bệnh suy thận, có thể sau 30 phúthoặc lâu hơn mà vẫn chưa quan sát được hình ảnh đường tiết niệu vì thuốcbài tiết chậm. Ở người suy thận nặng, có thể không quan sát được chút nào.Sự tăng cản quang cực đại trong chụp não bằng X quang cắt lớp vi tínhthường xảy ra 5 - 40 phút sau khi tiêm tĩnh mạch dung dịch diatrizoat. Cóthể quan sát được ngay các bộ phận đặc biệt của cơ thể sau khi tiêmdiatrizoat vào vùng đó (thí d ụ ống mật, lách, khoang khớp ). Nhỏ dung dịchdiatrizoat vào trong tử cung có thể quan sát được ngay tử cung và vòi tửcung. Uống dung dịch diatrizoat thông thường có thể quan sát được hình ảnhdạ dày ngay, hình ảnh ruột non trong vòng 30 - 90 phút và đại tràng trongvòng 4 giờ. Thụt diatrizoat thì có thể quan sát ngay tức khắc hình ảnh đạitràng.Chỉ địnhThuốc tiêm và dung dịch meglumin diatrizoat và natri diatrizoat được sửdụng rộng rãi trong X quang chẩn đoán bao gồm chụp X quang mạch, đườngtiết niệu, tăng cản quang trong chụp X quang cắt lớp vi tính, chụp đường mậtkhi phẫu thuật, não thất, khớp, đĩa gian đốt sống, bàng quang.Dung dịch uống hoặc dùng qua trực tràng meglumin diatrizoat và natridiatrizoat được sử dụng trong chụp X quang đường tiêu hóa.Dung dịch diatrizoat cũng được sử dụng để điều trị tắc ruột cứt su khôngbiến chứng và lồng ruột hồi - kết tràng ở trẻ em bằng cơ chế thẩm thấu, kéonước vào trong lòng ruột, tống cứt su ra ngoài.Chống chỉ địnhChống chỉ định tuyệt đối trong chụp X quang tủy sống.Diatrizoat chống chỉ định đối với người bệnh có tiền sử quá mẫn với cácchất cản quang chứa iod, người bệnh cường giáp rõ rệt và người bệnh suytim mất bù.Tránh dùng khi chụp X quang mạch ở người bệnh homocystin - niệu. Khôngđựơc dùng khi chụp X quang tử cung - vòi trứng trong thời gian kinh nguyệthoặc mang thai, hoặc với người bệnh đang bị viêm ở khoang chậu.Tránh dùng khi chụp X quang bụng trong thời gian mang thai.Chống chỉ định trong chụp X quang mạch ở não hoặc chụp X quang cắt lớpnão vi tính ở người bệnh bị xuất huyết dưới màng nhện.Thận trọngPhải rất thận trọng khi sử dụng diatrizoat cho những người bệnh bị hen hoặccó tiền sử dị ứng.Cần thận trọng khi sử dụng diatrizoat cho những người bệnh bị suy gan hoặcsuy thận nặng hoặc những người bệnh có nguy cơ cao bị suy thận, suy tuầnhoàn, khí phế thũng, xơ cứng động mạch não, đái tháo đường lâu ngày, cóngưỡng động kinh thấp, c ường giáp tiềm ẩn, u tuyến giáp nhẹ, mang thai.Cần phải điều chỉnh dịch và chất điện giải cho những người bệnh bị mấtnước trước khi sử dụng chất cản quang. Nếu bị mất nước, người bệnh đa utủy có thể bị nguy cơ protein kết tủa trong các ống thận có thể dẫn đến vôniệu và suy thận gây tử vong.Diatrizoat làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn ở những ngườibệnh tăng huyết áp nặng, bệnh tim giai đoạn muộn, u tế bào ưa crôm, bệnhhồng cầu hình liềm hoặc cường giáp. ADR cũng có nguy cơ xảy ra ở nhữngngười bệnh tuổi cao hoặc trẻ nhỏ, ốm nặng, suy nhược. Cần phải cẩn trọngkhi tiêm vào mạch diatrizoat cho những người bệnh bị những rối loạn tắcnghẽn mạch, người bệnh bị xơ cứng động mạch não.Chất cản quang chứa iod có thể gây ảnh hưởng đến các xét nghiệm chứcnăng tuyến giáp, các xét nghiệm đông máu và một số xét nghiệm nước tiểucũng có thể bị ảnh hưởng.Thời kỳ mang thaiTính an toàn của meglumin diatrizoat và natri diatrizoat trong thời kỳ mangthai chưa được xác nhận. ...
Diatrizoat
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 161.97 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dược học thuốc y học tài liệu về thuốc hoạt tính y dược các loại thuốc thông thườngTài liệu có liên quan:
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
7 trang 48 0 0
-
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 4 : KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN
5 trang 47 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN
4 trang 46 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 2 : TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN
5 trang 45 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 31: NHIỆT BỆNH
5 trang 45 0 0 -
5 trang 40 0 0
-
5 trang 38 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
Section V - Drugs Affecting Renal and Cardiovascular Function
281 trang 34 0 0