Danh mục tài liệu

Diện mạo Buôn Ma Thuột qua tác phẩm Ban thành đại đáp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 585.06 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm Ban thành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi ra đời vào đầu thế kỷ XX là cuốn sách địa phương chí viết về Buôn Ma Thuột. Việc tìm hiểu vùng đất này qua lăng kính nghiên cứu về hình thức, nội dung, tác giả của tác phẩm là điều cần thiết, góp phần khắc họa rõ nét hơn diện mạo về một khu vực trên miền Cao nguyên, từ đó, giúp người đọc phần nào hiểu hơn về văn hóa bản địa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diện mạo Buôn Ma Thuột qua tác phẩm Ban thành đại đáp38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI DIỆN MẠO BUÔN MA THUỘT QUA TÁC PHẨM BAN THÀNH ĐẠI ĐÁP Ngô Thị Thanh Tâm Viện Nghiên cứu Hán Nôm Tóm tắt: Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đăk Lăk, nằm ở vị trí trung tâm của Tây Nguyên. Nơi đây là một trong những địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số chứa đựng những nét đặc trưng, tiêu biểu về tính chất địa lý, lịch sử, phong tục tập quán. Tác phẩm Ban thành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi ra đời vào đầu thế kỷ XX là cuốn sách địa phương chí viết về Buôn Ma Thuột. Việc tìm hiểu vùng đất này qua lăng kính nghiên cứu về hình thức, nội dung, tác giả của tác phẩm là điều cần thiết, góp phần khắc họa rõ nét hơn diện mạo về một khu vực trên miền Cao nguyên, từ đó, giúp người đọc phần nào hiểu hơn về văn hóa bản địa. Từ khóa: Ban thành đại đáp, Buôn Ma Thuột, Cao nguyên, Tôn Thất Lạc Chi, Tây Nguyên. Nhận bài ngày 7.10..2021; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.11.2021 Liên hệ tác giả: Ngô Thị Thanh Tâm: Email: ttlhang@daihocthudo.edu.vn.1. MỞ ĐẦU Tây Nguyên là cái nôi của không gian văn hóa cồng chiêng, nơi lưu giữ nhiều nét vănhóa truyền thống đặc sắc. Trong đó, Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đắc Lắc,nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, đồng thời là địa bàn sinh sống của các dân tộcthiểu số, chứa đựng nhiều nét đặc trưng về nếp sống văn hóa, địa lí, lịch sử của miền Thượng.Do đó, vùng Tây Nguyên nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng, thu hút nhiều nhà nghiêncứu lịch sử, văn hóa, nhân học, dân tộc học trong nước và nước ngoài quan tâm tìm hiểu, từđó, đã hình thành nên nhiều công trình có giá trị trong nước và của người nước ngoài viết vềvùng đất Cao nguyên. Tiêu biểu, về công trình của người nước ngoài, đáng kể và chủ yếu làcủa các tác giả người Pháp như Henri Maitre, Jacques Dourne1…; Về công trình trong nước,1 Có thể nói, số người nước ngoài viết về Tây Nguyên cho đến nay không ít, trong đó nhiều nhất là người Pháp, với hàng loạt tác phẩm như: Dân làng Hồ (Les sauvages Bahnars, 1873) của P. Dourisboure, Vùng người Bahnar hoang dã (Chez les sauvages Bahnars 1884) của J.B. Guerlach, Bộ lạc Bahnar ở Kontum (Le tribu Bahnar du Kontum, 1952) của P. Guilleminet, Rừng người Thượng của Henri Maitre, Rừng, Đàn bà, Điên lọan, hành trình qua miền mơ tưởng Giarai của Jacques Dournes, Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương (Pötao, une théorie du pouvoir chez les Jörais indochinois, 1977) của JacquesTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 55/2021 39trước hết là các tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm đó là Phủ biên tạp lục của Lê QuýĐôn biên soạn năm 1776, Phủ Man tạp lục thư của Ôn Khê Nguyễn Tấn in năm 1898 , BanThành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi soạn năm 1930; tiếp nữa là các tác phẩmviết bằng chữ Quốc ngữ có Mọi KonTum của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi in năm1937, Cao nguyên miền thượng (quyển Thượng, Hạ) của Cửu Long Giang-Toan Ánh in năm1974,… Nhìn chung, đây là những cuốn sách được biên soạn công phu, tâm huyết. Trongđó, cuốn sách Ban thành đại đáp khắc họa một cách khá rõ nét và toàn diện những đặc điểmriêng có về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của vùng đất Buôn Ma Thuột. Sau đây là mộtvài nét giới thiệu về diện mạo Buôn Ma Thuột qua tác phẩm Ban thành đại đáp.2. NỘI DUNG Để tiếp cận được một cách đầy đủ, toàn diện tác phẩm Ban thành đại đáp (BTĐĐ),chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về hình thức, nội dung, và tác giả tácphẩm. Từ đó, bài viết có thể khắc họa được phần nào diện mạo mang tính đặc trưng của mộtkhu vực trung tâm trên vùng đất Cao nguyên.2.1. Một vài vấn đề về hình thức văn bản và tác giả tác phẩm2.1.1. Về hình thức văn bản BTĐĐ là cuốn sách chép tay, viết trên nền giấy dó, bìa cậy màu nâu, hiện được lưu trữtại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu VHv.1374. Sách gồm 72 trang, khổ 29x16cm, mỗitrang có 8 dòng chữ, mỗi dòng khoảng từ 2-30 chữ. Sách được bảo quản còn khá nguyênvẹn. Chữ viết trong văn bản chân phương, rõ nét. Trong phần nội dung văn bản có sự xuấthiện khá nhiều dấu bút mực đỏ được dùng để ngắt câu, đánh dấu địa danh, tên sông, tên núi,những chỗ sửa chữa lại chữ viết sai... Đây có thể là dấu bút của người đọc văn bản đời sau. Về niên đại: Trong lời mở đầu Bài tựa của tác phẩm đã được tác giả nhấn mạnh: “CanhNgọ chi Xuân...” [tr.1a] (mùa Xuân năm Canh Ngọ...). Và, đến dòng cuối phần Bài tựa củatác phẩm ghi: “Bảo Đại ngũ niên thập nhị nguyệt thập cửu nhật” [tr.2a], nghĩa là văn bảnso ...