
Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ giá trị kinh nghiệm của từ ngữ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ giá trị kinh nghiệm của từ ngữDIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ GIÁ TRỊ KINH NGHIỆM CỦA TỪ NGỮ NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG1,*, NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG2 1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Khoa Lữ hành, Trường Du lịch, Đại học Huế * Email: nguyenthihoaiphuong@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Từ góc nhìn của khoa học ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn có thể được sử dụng nhằm làm sáng rõ các đặc trưng nghệ thuật của diễn ngôn tính dục. Trong đó, đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán tỏ ra phù hợp hơn. Bởi, diễn ngôn tính dục nếu được nhìn nhận như là một sáng tạo nghệ thuật mang tính lựa chọn thì với đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, sự chi phối của quyền lực người sáng tạo, của quan điểm tư tưởng xã hội, giai cấp và của thế giới quan con người dưới ánh sáng của đường hướng phân tích diễn ngôn này sẽ có cơ hội được nhận chân rõ nét. Phân tích diễn ngôn phê phán sẽ chỉ ra các đặc trưng cơ bản của diễn ngôn tính dục về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn trên ba phương diện: giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị biểu cảm. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ lựa chọn một phương diện - giá trị kinh nghiệm của từ ngữ để làm rõ các đặc điểm của diễn ngôn tính dục. Đối tượng được chúng tôi lựa chọn làm minh chứng là diễn ngôn tính dục có trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ khóa: Diễn ngôn tính dục, tính dục, phân tích diễn ngôn phê phán, diễn ngôn.1. MỞ ĐẦUDiễn ngôn tính dục là mảnh đất dung chứa nhiều hấp lực đối với giới nghiên cứu trongviệc tìm tòi, khám phá và phân tích những giá trị ngầm ẩn của thế giới diễn ngôn cùngnhững quan điểm, tư tưởng của người sáng tạo. Có nhiều con đường để khởi mở các đặctrưng của diễn ngôn nói chuhng và diễn ngôn tính dục nói riêng. Song dưới góc nhìncủa khoa học ngôn ngữ, diễn ngôn tính dục tỏ ra phù hợp với đường hướng phân tíchdiễn ngôn phê phán. Bởi, diễn ngôn tính dục nếu được nhìn nhận như là một sáng tạonghệ thuật mang tính lựa chọn của nhà văn thì với đường hướng phân tích diễn ngônphê phán, sự chi phối của quyền lực người sáng tạo, của quan điểm tư tưởng xã hội, giaicấp và của thế giới quan con người dưới ánh sáng của đường hướng phân tích diễn ngônnày sẽ có cơ hội được nhận chân rõ nét. Theo đó, phân tích diễn ngôn phê phán sẽ chỉ racác đặc trưng cơ bản của diễn ngôn tính dục về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúcdiễn ngôn trên ba phương diện: giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị biểu cảm.Trong bài viết này, chúng tôi chỉ lựa chọn một phương diện - giá trị kinh nghiệm của từngữ để làm rõ các đặc điểm của diễn ngôn tính dục. Thông qua đó nhận diện được thếgiới quan, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua thế giới củadiễn ngôn tính dục. Đối tượng được chúng tôi lựa chọn làm minh chứng là diễn ngôntính dục có trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 1(57)/2021: tr.19-27Ngày nhận bài: 06/10/2020; Hoàn thành phản biện: 29/11/2020; Ngày nhận đăng: 30/11/202020 NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG, NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG2. NỘI DUNGGiá trị kinh nghiệm của từ ngữ được chúng tôi trình bày trong bài viết này liên quantrực tiếp đến chức năng kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday. Theo đó,chức năng kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday là thế giới của các thamthể về tự nhiên và xã hội. Hay nói cách khác, đây là những nội dung thông báo, tri thứcvề thực tế khách quan mà người viết vận dụng kinh nghiệm sống của mình để phản ánh,đưa vào trong phát ngôn. Ở đây, chúng tôi đã khu biệt phạm vi nội dung tri thức về thựctế khách quan được đề cập đến trong phát ngôn là vấn đề tính dục. Để thể hiện nội dungnày, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng hệ thống các trường từ vựng trực chỉ/có liênquan đến tính dục/hoạt động tính dục. Bảng sau thống kê các trường từ vựng thể hiệnchủ đề tính dục của diễn ngôn tính dục có trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chủ đề Trường từ vựng Sục, trườn, bò, miết, cởi, ngắm, áp, cọ, vê, cắn, ghì, ôm, rúc, nằm, sà, rùng mình, đè, úp, oằn, uốn, quấn, Các hành vi tính giao, hôn, lả, lúi húi, liếm, xoay (nhau), đạp, cởi, chiếm đoạt, đụng chạm cơ thể hì hụi, trút, lắc, mở, nhẩn nha, xộc, gào, quắp, mớm, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Diễn ngôn tính dục Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Kinh nghiệm của từ ngữ Văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
13 trang 166 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 113 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
229 trang 105 0 0
-
Một vài đặc trưng Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
8 trang 97 0 0