ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 221.66 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng do các bệnh lý thực tổn não, bao gồm sự suy giảm rõ rệt (thường là mãn tính và tiến triển) ở nhiều lĩnh vực hoạt động nhậnthức, đặc biệt là trí nhớ, trong khi ý thức không bị rối loạn. - SSTT là bệnh nặng nề nhất và khá phổ biến trong các rối loạn tâm thần ở người già.II. LÂM SÀNG Gồm 3 nhóm triệu chứng lâm sàng1. Các triệu chứng suy giảm nhận thức: - Suy giảm trí nhớ, với những đặc điểm riêng cho từng loại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ I. KHÁI NIỆM - Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng do các bệnh lý thực tổn não, baogồm sự suy giảm rõ rệt (thường là mãn tính và tiến triển) ở nhiều lĩnh vực hoạtđộng nhậnthức, đặc biệt là trí nhớ, trong khi ý thức không bị rối loạn. - SSTT là bệnh nặng nề nhất và khá phổ biến trong các rối loạn tâm thần ởngười già. II. LÂM SÀNG Gồm 3 nhóm triệu chứng lâm sàng 1. Các triệu chứng suy giảm nhận thức: - Suy giảm trí nhớ, với những đặc điểm riêng cho từng loại nguyên nhângây SSTT (về tính xuất hiện, phạm vi rối loạn, tiến triển...). - Rối loạn định hướng, đặc biệt là rối loạn định hướng thị giác - không gianở các bệnh nhân do các bệnh thoái triển não... - Rối loạn khả năng hiểu biết và đáp ứng ngôn ngữ (vong ngôn). - Rối loạn tri giác: mất khả năng nhận biết các đồ vật và các đối tượng quenthuộc (vong tri, tri giác sai thực tại...). - Ngày càng vụng về, khó khăn trong các thao tác nghề nghiệp, sử dụng cáctrang thiết bị làm việc, sinh hoạt..., dần mất khả năng thực hiện các công việcthường ngày và cả việc tự chăm sóc cá nhân (vong hành). - Giảm khả năng tính toán, quản lý kinh tế trong gia đình, khó khăn lúngtúng trong giao tiếp, giải quyết các đòi hỏi của công việc và cuộc sống hàng ngày. 2. Các triệu chứng loạn thần, rối loạn cảm xúc, hành vi và nhân cách: - Các hoang tưởng với màu sắc lứa tuổi (bị thiệt hại về tiền của, ghentuông...). - Các ảo giác đặc biệt là ảo thị, tri giác sai thực tại. - Trầm cảm chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể. - Lo âu - kích động ngôn ngữ và hành vi: các cơn kêu khóc ban đêm, cơn đilang thang, tấn công xâm phạm... Các biến đổi này xuất hiện từng thời kỳ, nhất thời và không hệ thống. - Các biến đổi về nhân cách: trẻ con hóa, vị kỷ, thô bạo... - Các triệu chứng về thần kinh: tư thế dáng điệu kỳ dị, các cơn co giật, xuấthiện các phản xạ nguyên thủy... 3. Các triệu chứng bệnh dẫn đến SSTT: TBMMN, u não, Parkinson... III. CÁC BIỂU HIỆN CẬN LÂM SÀNG Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp: - Chẩn đoán hình ảnh: + Phát hiện các dấu hiệu tổn thương não trong TBMM, u não, chấnthương... + Các biểu hiện teo não: Alzheimer, Parkinson... - Trắc nghiệm tâm lý: MMSE (điểm < 23; tốc độ giảm 3 điểm/năm). IV. CHẨN ĐOÁN SSTT Tiêu chuẩn (ICD.10 - DSM.4) - Suy giảm trí nhớ. - Có 1 trong các biểu hiện suy giảm nhận thức khác: vong ngôn, vong tri,vong hành hoặc giảm khả năng tư duy trừu tượng. - Các triệu chứng này kéo dài ≥ 6 tháng và gây ảnh hưởng đáng kể đến cáchoạt động nghề nghiệp, xã hội và gia đình. - Các triệu chứng khác có thể có: loạn thần, rối loạn cảm xúc, hành vi, nhâncách... V. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị thuốc: * Điều trị suy giảm nhận thức: 5 loại thuốc tác động cholinergic đã đượcFDA chấp thuận: - TacRin (cổ điển): 40 - 120 mg/ngày (chia 2 - 3 lần). - Donepezil (Aricept): 5 - 10 mg/ngày. - Galantamine (Reminyl): 12 - 24 mg/ngày. - Memantine (Ebixa): 300 - 600 mg/ngày - Rivastigmine (EXELON): 3 - 6 mg/ngày Việc điều trị có thể duy trì: 4 tháng đến 5 năm tùy bệnh nhân cụ thể. * Các thuốc khác: - Gingko biloba: 120 - 140 mg/ngày. - Selingeline 10 mg/ngày - Nootropyl: 800 - 1200 mg/ngày. - Kháng viêm không thuộc nhóm Steroid. - Vitamin E: 200 - 800 đv/ngày. - Vitamin B12, B6... - Cerebrolysin: 10 - 20 ml/ngày - Gliatilin. * Điều trị các rối loạn tâm thần, hành vi: - ATK mới: Olanzapine, Risperdal, Solian... - Chỉnh khí sắc: Valproate, Carbamazepine... - Chống trầm cảm: SSRI... Liều lượng các thuốc này tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể với nguyên tắc½ liều người trẻ. - Thuốc nâng cao thể trạng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ I. KHÁI NIỆM - Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng do các bệnh lý thực tổn não, baogồm sự suy giảm rõ rệt (thường là mãn tính và tiến triển) ở nhiều lĩnh vực hoạtđộng nhậnthức, đặc biệt là trí nhớ, trong khi ý thức không bị rối loạn. - SSTT là bệnh nặng nề nhất và khá phổ biến trong các rối loạn tâm thần ởngười già. II. LÂM SÀNG Gồm 3 nhóm triệu chứng lâm sàng 1. Các triệu chứng suy giảm nhận thức: - Suy giảm trí nhớ, với những đặc điểm riêng cho từng loại nguyên nhângây SSTT (về tính xuất hiện, phạm vi rối loạn, tiến triển...). - Rối loạn định hướng, đặc biệt là rối loạn định hướng thị giác - không gianở các bệnh nhân do các bệnh thoái triển não... - Rối loạn khả năng hiểu biết và đáp ứng ngôn ngữ (vong ngôn). - Rối loạn tri giác: mất khả năng nhận biết các đồ vật và các đối tượng quenthuộc (vong tri, tri giác sai thực tại...). - Ngày càng vụng về, khó khăn trong các thao tác nghề nghiệp, sử dụng cáctrang thiết bị làm việc, sinh hoạt..., dần mất khả năng thực hiện các công việcthường ngày và cả việc tự chăm sóc cá nhân (vong hành). - Giảm khả năng tính toán, quản lý kinh tế trong gia đình, khó khăn lúngtúng trong giao tiếp, giải quyết các đòi hỏi của công việc và cuộc sống hàng ngày. 2. Các triệu chứng loạn thần, rối loạn cảm xúc, hành vi và nhân cách: - Các hoang tưởng với màu sắc lứa tuổi (bị thiệt hại về tiền của, ghentuông...). - Các ảo giác đặc biệt là ảo thị, tri giác sai thực tại. - Trầm cảm chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể. - Lo âu - kích động ngôn ngữ và hành vi: các cơn kêu khóc ban đêm, cơn đilang thang, tấn công xâm phạm... Các biến đổi này xuất hiện từng thời kỳ, nhất thời và không hệ thống. - Các biến đổi về nhân cách: trẻ con hóa, vị kỷ, thô bạo... - Các triệu chứng về thần kinh: tư thế dáng điệu kỳ dị, các cơn co giật, xuấthiện các phản xạ nguyên thủy... 3. Các triệu chứng bệnh dẫn đến SSTT: TBMMN, u não, Parkinson... III. CÁC BIỂU HIỆN CẬN LÂM SÀNG Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp: - Chẩn đoán hình ảnh: + Phát hiện các dấu hiệu tổn thương não trong TBMM, u não, chấnthương... + Các biểu hiện teo não: Alzheimer, Parkinson... - Trắc nghiệm tâm lý: MMSE (điểm < 23; tốc độ giảm 3 điểm/năm). IV. CHẨN ĐOÁN SSTT Tiêu chuẩn (ICD.10 - DSM.4) - Suy giảm trí nhớ. - Có 1 trong các biểu hiện suy giảm nhận thức khác: vong ngôn, vong tri,vong hành hoặc giảm khả năng tư duy trừu tượng. - Các triệu chứng này kéo dài ≥ 6 tháng và gây ảnh hưởng đáng kể đến cáchoạt động nghề nghiệp, xã hội và gia đình. - Các triệu chứng khác có thể có: loạn thần, rối loạn cảm xúc, hành vi, nhâncách... V. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị thuốc: * Điều trị suy giảm nhận thức: 5 loại thuốc tác động cholinergic đã đượcFDA chấp thuận: - TacRin (cổ điển): 40 - 120 mg/ngày (chia 2 - 3 lần). - Donepezil (Aricept): 5 - 10 mg/ngày. - Galantamine (Reminyl): 12 - 24 mg/ngày. - Memantine (Ebixa): 300 - 600 mg/ngày - Rivastigmine (EXELON): 3 - 6 mg/ngày Việc điều trị có thể duy trì: 4 tháng đến 5 năm tùy bệnh nhân cụ thể. * Các thuốc khác: - Gingko biloba: 120 - 140 mg/ngày. - Selingeline 10 mg/ngày - Nootropyl: 800 - 1200 mg/ngày. - Kháng viêm không thuộc nhóm Steroid. - Vitamin E: 200 - 800 đv/ngày. - Vitamin B12, B6... - Cerebrolysin: 10 - 20 ml/ngày - Gliatilin. * Điều trị các rối loạn tâm thần, hành vi: - ATK mới: Olanzapine, Risperdal, Solian... - Chỉnh khí sắc: Valproate, Carbamazepine... - Chống trầm cảm: SSRI... Liều lượng các thuốc này tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể với nguyên tắc½ liều người trẻ. - Thuốc nâng cao thể trạng. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sa sút trí tuệ bệnh học nội khoa bệnh thần kinh chữa bệnh thần kinh toạ suy nhược thần kinhTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 132 0 0 -
Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
7 trang 107 0 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 84 0 0 -
7 trang 82 0 0
-
5 trang 77 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
7 trang 50 0 0
-
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ
4 trang 50 0 0