Định danh nhân vật một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác văn học (qua ngữ liệu 'Báu vật của đời' của Mạc Ngôn)
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.20 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa, làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của hơn 20 nhân vật chính trong tác phẩm, góp phần khẳng định định danh nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định danh nhân vật một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác văn học (qua ngữ liệu “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn) ĐỊNH DANH NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC (QUA NGỮ LIỆU “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN) Phạm Ngọc Hàm1,*, Phạm Hữu Khương2 1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Số 98, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận bài ngày 27 tháng 04 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt: Nhân vật là trung tâm, cũng là linh hồn của tác phẩm văn học. Nhà văn trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần của mình, thường quan tâm đến việc định danh cho nhân vật. Tên nhân vật cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Mạc Ngôn cho ra đời tác phẩm “Báu vật của đời” đã gây tiếng vang lớn trong văn đàn Trung Quốc và thế giới, trong đó có Việt Nam. Thế giới nhân vật trong “Báu vật của đời” với những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc và ý vị, khiến độc giả phải suy ngẫm. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa, làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của hơn 20 nhân vật chính trong tác phẩm, góp phần khẳng định định danh nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả. Từ khóa: định danh, nhân vật, “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn 1. Đặt vấn đề 1 Họ tên là kí hiệu ngôn ngữ dùng để khu biệt từng thành viên trong xã hội mà mỗi con người trong xã hội hiện nay đều có. Trong giao tiếp, họ tên thường là thông tin đầu tiên cần được truyền đạt tới người nghe, qua cái tên đó, đôi bên giao tiếp có thể bước đầu xác định được vị thế xã hội của đối phương. Chính vì vậy, khi xuất hiện lần đầu trên sân khấu truyền thống, mỗi vai diễn thường cất tiếng hỏi: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?”. Tiếng vọng sau màn là: “Không xưng thì ai biết rằng ai”. Tên gọi chính là “tài sản riêng” của mỗi thành viên trong xã hội, nó hàm chứa những thông tin về ngoại hình, tính cách, vị thế xã Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904123803 Email: phamngochamnnvhtq@gmail.com * hội, nguyện vọng, tâm lí, truyền thống gia đình và đặc điểm thời đại, môi trường sống…, của mỗi con người đó. Đôi khi, những nhân vật nổi tiếng dù ở ngoài đời hay trong tác phẩm văn học còn mang ý nghĩa tượng trưng. Chẳng hạn, nói đến hai tiếng “Trương Phi” thì người ta nghĩ ngay đến một con người nóng nảy, cương trực; nói đến “Tào Tháo” thì một tính cách đa nghi, một nhân vật gian hùng lại hiện lên trước mắt; hai chữ “Chí Phèo” gợi nhớ đến một kẻ bất cần đời… Trong giao tiếp ngôn ngữ, những cái tên Trương Phi, Tào Tháo, AQ, Chí Phèo, Thị Nở…, dần dần đã được người sử dụng biến nó thành những “tính từ” chỉ tính cách hoặc ngoại hình. Vì vậy, trong tiếng Việt đã và vẫn xuất hiện những cách nói như rất AQ, rất Chí Phèo… Những danh xưng đó có khi được dùng với ý Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 34-45 nghĩa ví von người có đặc điểm tương tự như chính nhân vật trong tác phẩm thể hiện. Do đó, trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần của mình, các tác giả thường quan tâm đến việc định danh cho nhân vật và coi đó là một trong những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Đối với tiếng Hán, do đặc thù về tính chất biểu ý và nội hàm văn hóa của chữ Hán, cùng với quan hệ ngữ nghĩa của các thành tố cấu tạo nên tên người gồm họ, tên đệm và tên, đã trở thành một “không gian nghệ thuật” để các nhà văn phát huy trí sáng tạo và độc giả thưởng thức, cảm nhận ý vị sâu xa của chính những cái tên trong mối quan hệ với hình tượng nhân vật và nội dung tư tưởng của cả tác phẩm. Mạc Ngôn cho ra đời kiệt tác “Báu vật của đời” đã gây tiếng vang lớn trong văn đàn Trung Quốc và thế giới, trong đó có Việt Nam. Thế giới nhân vật trong “Báu vật của đời” với những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc và ý vị, khiến độc giả phải suy ngẫm. Bài viết trên cơ sở tổng kết lại những vấn đề lí luận có liên quan, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa, làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của hơn 20 nhân vật chính trong tác phẩm, góp phần khẳng định tên nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả. 2. Khái quát về định danh nhân vật trong tác phẩm văn học 2.1. Về khái niệm định danh Các nhà ngôn ngữ học xuất phát từ chức năng cơ bản của các đơn vị từ ngữ đã đưa ra định nghĩa về định danh. Hiểu một cách đơn giản nhất, định danh là đặt tên gọi cho các sự vật, hiện tượng tồn tại trong giới tự nhiên, xã hội và tiềm thức của con người, dĩ nhiên cũng bao gồm cả con người trong đó. Tuy nhiên, các tác giả khác nhau đã đưa ra những quan niệm khác nhau về định danh. Theo G.V. 35 Kolshansky, “Định danh (nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định danh nhân vật một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác văn học (qua ngữ liệu “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn) ĐỊNH DANH NHÂN VẬT - MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC (QUA NGỮ LIỆU “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN) Phạm Ngọc Hàm1,*, Phạm Hữu Khương2 1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Số 98, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận bài ngày 27 tháng 04 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt: Nhân vật là trung tâm, cũng là linh hồn của tác phẩm văn học. Nhà văn trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần của mình, thường quan tâm đến việc định danh cho nhân vật. Tên nhân vật cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Mạc Ngôn cho ra đời tác phẩm “Báu vật của đời” đã gây tiếng vang lớn trong văn đàn Trung Quốc và thế giới, trong đó có Việt Nam. Thế giới nhân vật trong “Báu vật của đời” với những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc và ý vị, khiến độc giả phải suy ngẫm. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa, làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của hơn 20 nhân vật chính trong tác phẩm, góp phần khẳng định định danh nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả. Từ khóa: định danh, nhân vật, “Báu vật của đời”, Mạc Ngôn 1. Đặt vấn đề 1 Họ tên là kí hiệu ngôn ngữ dùng để khu biệt từng thành viên trong xã hội mà mỗi con người trong xã hội hiện nay đều có. Trong giao tiếp, họ tên thường là thông tin đầu tiên cần được truyền đạt tới người nghe, qua cái tên đó, đôi bên giao tiếp có thể bước đầu xác định được vị thế xã hội của đối phương. Chính vì vậy, khi xuất hiện lần đầu trên sân khấu truyền thống, mỗi vai diễn thường cất tiếng hỏi: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?”. Tiếng vọng sau màn là: “Không xưng thì ai biết rằng ai”. Tên gọi chính là “tài sản riêng” của mỗi thành viên trong xã hội, nó hàm chứa những thông tin về ngoại hình, tính cách, vị thế xã Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904123803 Email: phamngochamnnvhtq@gmail.com * hội, nguyện vọng, tâm lí, truyền thống gia đình và đặc điểm thời đại, môi trường sống…, của mỗi con người đó. Đôi khi, những nhân vật nổi tiếng dù ở ngoài đời hay trong tác phẩm văn học còn mang ý nghĩa tượng trưng. Chẳng hạn, nói đến hai tiếng “Trương Phi” thì người ta nghĩ ngay đến một con người nóng nảy, cương trực; nói đến “Tào Tháo” thì một tính cách đa nghi, một nhân vật gian hùng lại hiện lên trước mắt; hai chữ “Chí Phèo” gợi nhớ đến một kẻ bất cần đời… Trong giao tiếp ngôn ngữ, những cái tên Trương Phi, Tào Tháo, AQ, Chí Phèo, Thị Nở…, dần dần đã được người sử dụng biến nó thành những “tính từ” chỉ tính cách hoặc ngoại hình. Vì vậy, trong tiếng Việt đã và vẫn xuất hiện những cách nói như rất AQ, rất Chí Phèo… Những danh xưng đó có khi được dùng với ý Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 34-45 nghĩa ví von người có đặc điểm tương tự như chính nhân vật trong tác phẩm thể hiện. Do đó, trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần của mình, các tác giả thường quan tâm đến việc định danh cho nhân vật và coi đó là một trong những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Đối với tiếng Hán, do đặc thù về tính chất biểu ý và nội hàm văn hóa của chữ Hán, cùng với quan hệ ngữ nghĩa của các thành tố cấu tạo nên tên người gồm họ, tên đệm và tên, đã trở thành một “không gian nghệ thuật” để các nhà văn phát huy trí sáng tạo và độc giả thưởng thức, cảm nhận ý vị sâu xa của chính những cái tên trong mối quan hệ với hình tượng nhân vật và nội dung tư tưởng của cả tác phẩm. Mạc Ngôn cho ra đời kiệt tác “Báu vật của đời” đã gây tiếng vang lớn trong văn đàn Trung Quốc và thế giới, trong đó có Việt Nam. Thế giới nhân vật trong “Báu vật của đời” với những cái tên đầy hàm súc, sâu sắc và ý vị, khiến độc giả phải suy ngẫm. Bài viết trên cơ sở tổng kết lại những vấn đề lí luận có liên quan, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa, làm sáng tỏ đặc điểm tên gọi của hơn 20 nhân vật chính trong tác phẩm, góp phần khẳng định tên nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả. 2. Khái quát về định danh nhân vật trong tác phẩm văn học 2.1. Về khái niệm định danh Các nhà ngôn ngữ học xuất phát từ chức năng cơ bản của các đơn vị từ ngữ đã đưa ra định nghĩa về định danh. Hiểu một cách đơn giản nhất, định danh là đặt tên gọi cho các sự vật, hiện tượng tồn tại trong giới tự nhiên, xã hội và tiềm thức của con người, dĩ nhiên cũng bao gồm cả con người trong đó. Tuy nhiên, các tác giả khác nhau đã đưa ra những quan niệm khác nhau về định danh. Theo G.V. 35 Kolshansky, “Định danh (nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Định danh nhân vật một thủ pháp nghệ thuật Thủ pháp nghệ thuật Sáng tác văn học Báu vật của đời Nhà văn Mạc NgônTài liệu có liên quan:
-
6 trang 327 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
10 trang 249 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 233 0 0 -
8 trang 229 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
8 trang 197 0 0