Danh mục tài liệu

Dinh dưỡng và sức khỏe part 6

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.77 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khả năng trị liệu của isoflavon đậu nành được biết tới là do kết quả của quan sát. Từ khoảng thập niên 1920, người ta đã nhận biết một số dấu hiệu cho thấy là trong thực vật có thể có một chất hoá học có tác dụng giống như hormon nữ estrogen. Năm 1940, các nhà nghiên cứu ở châu Úc nhận thấy là khi ăn loại cỏ ba lá (clover) thì cừu cái giảm khả năng sinh sản và có dấu hiệu giống như quá nhiều estrogen trong cơ thể. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe part 6Khả năng trị liệu của isoflavon đậu nành được biết tới là do kết quả của quan sát.Từ khoảng thập niên 1920, người ta đã nhận biết một số dấu hiệu cho thấy là trong thựcvật có thể có một chất hoá học có tác dụng giống như hormon nữ estrogen.Năm 1940, các nhà nghiên cứu ở châu Úc nhận thấy là khi ăn loại cỏ ba lá (clover) thìcừu cái giảm khả năng sinh sản và có dấu hiệu giống như quá nhiều estrogen trong cơthể.Mấy chục năm sau, nhiều nghiên cứu kế tiếp thấy rằng một số thực vật khác cũng có chấthoá học tương tự như estrogen. Các nhà y học nhận thấy tỷ lệ người mắc bệnh ung thưvú, nhiếp tuyến, tử cung, các bệnh tim thường thấp ở phần lớn các quốc gia châu Á ănnhiều đậu nành. Ngay cả ở phụ nữ da trắng, tỷ lệ này cũng thấp nếu họ ăn nhiều đậunành.Tiến sĩ John Crouse đã trình bày những kết quả nghiên cứu quan trọng của ông về vai tròcủa isoflavone tại hội nghị thường niên lần thứ 38 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ(American Heart Association) được tổ chức tại Santa Fe, New Mexico. Cuộc nghiên cứucủa tiến sĩ Crouse và các đồng nghiệp được thực hiện với 156 người, gồm cả nam giới vàphụ nữ, có mức cholesterol tổng số cao đến khoảng 241 mg/dl và LDL cholesterol caođến 164 mg/dl. Những người tham gia được phân chia thành 5 nhóm. Mỗi ngày, mỗinhóm đều được uống một lượng chất lỏng có chứa 25 gram protein và kéo dài trong 9tuần lễ. Với nhóm thứ nhất, protein được lấy từ sữa bò. Từ nhóm thứ hai đến nhóm thứnăm, protein được lấy từ đậu nành. Sự khác biệt giữa các nhóm này là hàm lượngisoflavon có chứa trong số protein mà họ uống vào. Với nhóm thứ hai, lượng isoflavon là4 mg. Nhóm thứ ba là 27 mg, nhóm thứ tư là 37 mg và nhóm thứ năm là 62 mg.Kết quả cuối cùng là, trong nhóm thứ nhất (với protein từ sữa bò) và nhóm thứ hai (vớiprotein từ đậu nành nhưng hàm lượng isoflavon chỉ có 4 mg) không có bất cứ sự sút giảmmức cholesterol nào cả. Nhóm thứ ba, thứ tư và thứ năm đều có giảm mức cholesterol.Và điều quan trọng hơn nữa là mức giảm cholesterol tương ứng với hàm lượng isoflavoncó trong protein đậu nành – lượng isoflavon càng nhiều thì cholesterol càng giảm mạnh.Như vậy, isoflavon có vẻ như là cần thiết cho protein đậu nành để có thể tạo ra tác độnglàm giảm mức cholesterol. Nhưng điều này hoàn toàn không nên được hiểu như là chỉcần riêng isoflavon để làm giảm cholesterol. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xácđịnh một cách chính xác xem các thức ăn chế biến từ đậu nành đã làm giảm được mứccho lesterol là nhờ vào đâu. Trước khi có những kết quả đó, tốt hơn hết là nên dùng cácthức ăn chế biến từ đậu nành – có chứa isoflavon, tốt hơn là chỉ cung cấp isoflavon chocơ thể.Tính trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 3 gram protein đậu nành trong một ngày.Điều này thật trái ngược so với vùng Đông Nam Á, nơi mà đậu nành đã trở thành mộtthức ăn thông dụng từ hơn bốn ngàn năm nay. Tại Nhật Bản, mức tiêu thụ bình thườngcủa một người dân là 50 gram đậu nành mỗi ngày.Giá trị dinh dưỡngVì có nhiều chất đạm nên đậu nành đã được xem là một loại “thịt không xương” ở nhiềuquốc gia châu Á. Tại Nhật Bản, Trung Hoa, 60% đạm tiêu thụ hằng ngày là do đậu nànhcung cấp. Chất đạm đậu nành rất tốt để thay thế cho thịt động vật, vì có ít mỡ vàcholesterol. Đậu nành có nhiều chất đạm hơn thịt, nhiều calci hơn sữa bò, nhiều lecithinhơn trứng. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tạo ra được cũng đều có đủ trong đậunành.Khi đậu nành được ăn chung với một số ngũ cốc như ngô thì nó sẽ bổ sung một số acidamin mà ngô không có.Với trẻ em, chất đạm của đậu nành là món ăn quý giá cho các em bị dị ứng với sữa bòhoặc không tiêu thụ được đường lactose. Đậu nành sẽ giúp các em tăng trưởng tốt nhưkhi dùng sữa bò.Công dụng y học của đậu nànhVai trò trị liệu của isoflavon đậu nành được nhiều nhà khoa học quan tâm đến, và nhiềunghiên cứu đã được tập trung vào các lãnh vực như ung thư, bệnh tim, bệnh loãng xương,rối loạn kinh nguyệt.a. Đậu nành và bệnh tim mạchNgay từ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã nhận thấy rằng chất đạm của đậunành làm hạ thấp cholesterol ở súc vật. Rồi gần năm mươi năm sau, những kết quả tươngtự cũng thấy ở loài người. Cholesterol cao trong máu là nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.James W. Anderson, một chuyên gia về bệnh nội tiết và dinh dưỡng đã nhận thấy rằngmột chế độ dinh dưỡng có nhiều đậu nành sẽ làm cholesterol giảm 12%, LDL giảm 13%,HDL không thay đổi mấy. Theo ông ta, chỉ cần ăn độ 30g đậu nành mỗi ngày là có đượckết quả tốt như trên. Sở dĩ được như vậy là do các tác dụng của các acid amin trong đậunành, đặc biệt hai chất glycine và arginine.Ngoài ra, isoflavon cũng tác dụng như một chất chống oxy hóa (antioxidant) ngăn chặnkhông để các gốc tự do (free radical) tấn công LDL và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.Một nghiên cứu khác cho rằng đậu nành làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng nhanh tốcđộ thải bỏ và giảm sự hấp thụ chất béo này.So sánh chế độ dinh dưỡng và bệnh tim mạch ở Mỹ với Nhật Bản cho thấy ...