
Định vị thương hiệu và sai lầm dễ mắc phải
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị thương hiệu và sai lầm dễ mắc phải Định vị thương hiệu và sai lầm dễ mắc phải Định vị thương hiệu là việc xác định được vị trí của thương hiệu trên thịtrường. Mục đích của việc định vị thương hiệu là phân tích thị trường để xác địnhvị trí phù hợp cho thương hiệu. Chẳng hạn đối với các thương hiệu điện tử giadụng sẽ khác với các mặt hàng về quần áo. Ngay cả một lĩnh vực quần áo nóiriêng cũng thể hiện môt thị trường to lớn khi có thể phân chia ra các loại thị trườngnhư nam nữ, trẻ con hay người đứng tuổi ….Trong các thảo luận về định vị thươghiệu thì người ta thường đánh giá rất khác nhau về sự khác biệt hay điểm khác biệt(Point of Difference). Kể cả việc đưa ra chiến lược trong việc đưa ra các sảnphẩm mới trên thị trường. Trong quá trình định vị thương hiệu thì điểm khác biệt của hàng hoá là vôcùng quan trọng. Nó có quan hệ ràng buộc tới rất nhiều yếu tố. Sai lầm cơ bản là để ý quá nhiều đến tính khác biệt của sản phẩm hàng hoáhay dịch vụ mà không quan tâm đến các vấn đề quan trọng khác. Tuy nhiên takhông thể phủ nhận được sự khác biệt hay đặc điểm riêng của hàng hoá sẽ có tácđộng nhất định, đặc biệt đối với các hàg hoá ra đời muộn, chịu nhiều áp lực. Khách hàng và người tiêu dùng luôn muốn cảm nhận sự khác biệt như làmột sự cải tiến về chất lượng. Họ hào hứng với series về Sản phẩm của Omo, vớisự khác biệt so với các sản phẩm khác và sự đổi mới liên tục (có thể chỉ là hìnhthức mẫu mã hay slogan). Như vậy sự khác biệt trong sản phẩm chưa phải là điều kiện đủ nhưng cũngđóng vai trò quan trọng. Sự khác biệt là lợi thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và đó cũnglà yếu tố để thuyết phục họ chuyển đổi từ sản phẩm đang dùng sang sản phẩmmới. Bí quyết thành công của một sản phẩm mới là tìm ra những ý tưởng chứađựng sự khác biệt rõ ràng, có sức thuyết phục. Những miếng nhỏ có hình thùnhững tép cam trong chai nước cam là một ví dụ điển hình về điểm khác biệt,trước đây chưa hề có trên thị trường. Sự khác biệt được đánh giá khi người tiêu dùng cảm thấy khác biệt trongđánh giá khi sử dụng sản phẩm. Vì thế nó cần được “truyền “đến người tiêu dùngđể nhận biết và cảm nhận. Ngay cả những sự khác biệt dễ nhìn thấy như màu sắc của một loai bia mới,hoặc dễ cảm nhận bằng các giác quan như mùi, vị, màu sắc, hình dáng… cũngphải được nhấn mạnh, làm cho dễ thấy, dễ biết và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lầnthì mới “thấm” vào trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với những sự khác biệt khóhoặc không thể cảm nhận được bằng các giác quan thông thường (ví dụ như dượctính, độ dinh dưỡng, lợi ích đặc biệt nào đó…) lại càng phải được thông tin mộtcách công phu và tỉ mỉ hơn. Như vậy sự khác biệt chỉ được đánh giá là hiệu quả khi được truyền thônghợp lý và hiệu quả. Tránh việc không đưa ra các chỉ dẫn kịp thời. Một loại thức ăn bổ dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và liên tục “truyềnthông” cho đến khi gười tiêu dùng cảm thấy tò mò và đưa ra các quyết định xàithử. Thuật ngữ marketing hay dùng “RTB - Reason To Believe” để chỉ lý donào khiến người tiêu dùng có thể tin được là sản phẩm có sự khác biệt rõ ràng (chứkhông phải là “bình mới, rượu cũ”). Tuy nhiên sản phẩm đó có tồn tại được haykhông thì do chính sản phẩm đó quyết định mà ở đây là chất lượng sản phẩm. Một điều nữa xin được chia sẻ là hiện có nhiều người đang “đổ xô” đi tìmsự khác biệt và nhấn mạnh về nó như là một cứu cánh để tránh thất bại. Tuy nhiên,marketing cũng có những logic căn bản của nó. Sự khác biệt là điều thú vị, nhưngcũng có lúc nó lại là điều kỳ cục, không giống ai. Nếu quá chú trọng vào điều khácbiệt mà quên đi điểm tương đồng (Points Of Parity - POP), một sản phẩm mới cóthể chỉ dừng lại ở việc thử trí tò mò của một số ít người tiêu dùng mà thôi. Còn đasố người tiêu dùng khác sẽ nhìn sản phẩm mới này với sự hồ nghi: “Nó là cái gìvậy, sao không giống ai hết vậy?”. Vì sao cần có điểm tương đồng? Chai nước cam có sự khác biệt là những tép cam bên trong, nhưng nó vẫnlà một loại nước giải khát chứ không phải là một chai thuốc bổ. Nếu những tépcam này được tuyên truyền như là một loại thuốc bổ thì liệu có mấy ai mua đểdùng thử? Như vậy, điểm tương đồng ở đây là tác dụng giải khát, thỏa mãn cơnkhát, giống như những loại thức uống tương tự. Sự kết hợp giữa điểm tương đồng và điểm khác biệt sẽ làm nổi bật ưu thếcủa sản phẩm mới, thương hiệu mới. Trong lịch sử marketing, nhiều công ty đãtung ra các sản phẩm mới không chỉ với điểm khác biệt mà còn có các điểm tươngđồng được tính toán rất kỹ. Các điểm tương đồng này có vai trò cân bằng, triệt tiêuhoặc phủ nhận điểm khác biệt của sản phẩm cạnh tranh. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường Mỹ có hai dòng ô tô vớihai lợi thế khác biệt rõ rệt - một loại thiên về đặc tính sang trọng, một loại thiên vềhiệu năng sử dụng. Xe sang trọng thì hiệu năng sử dụng không cao; ngược lại, xecó hiệu năng cao thì lại không sang trọng. Nắm được điều này, hãng ô tô BMWcủa Đức đã đưa vào thị trường Mỹ một dòng xe có cả hai yếu tố này, vừa sangtrọng, vừa có hiệu năng sử dụng rất cao. Đối với dòng xe sang trọng tại Mỹ, thìhiệu năng sử dụng của chiếc BMW mới vào là điểm khác biệt, còn sự sang trọngcủa nó lại là điểm tương đồng. Đối với dòng xe hiệu năng, thì sự sang trọng củachiếc BMW là điểm khác biệt, trong khi hiệu năng sử dụng của nó lại là điểmtương đồng. Khi hãng bia Miller tung ra loại bia Miller Lite có điểm tương đồng với cácloại bia khác là “it tastes great” (hương vị tuyệt vời), nhưng nó có điểm khác biệtlà “one-third less calories” (năng lượng ít hơn một phần ba). Các giám đốc tiếp thị khôn ngoan sẽ sử dụng các điểm tương đồng để triệttiêu, phủ nhận các điểm khác biệt của đối thủ. Cái mà anh có, tôi cũng có thìkhông còn gì khác biệt nữa. Ngoài ra, họ còn tận dụng các điể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị kế hoạch kinh doanh chiến lược kinh doanh marketing bán hàng chiến lược maTài liệu có liên quan:
-
45 trang 511 3 0
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 405 1 0 -
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 362 0 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 352 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 331 0 0 -
109 trang 298 0 0
-
95 trang 269 1 0
-
Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1 trang 254 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 236 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 207 0 0 -
Tiểu luận: Bán hàng và Marketing Khách sạn quốc tế
13 trang 201 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 195 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 194 0 0 -
5 trang 188 0 0
-
Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng
4 trang 187 0 0 -
Tiểu luận: Marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam
27 trang 186 0 0 -
5 trang 186 0 0
-
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 184 0 0 -
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 trang 182 0 0