Doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 516.81 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết gồm các phần chính: 1. Mục tiêu của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; 2. Doanh nghiệp chế biến nông sản trong chuỗi giá trị nông sản; 3. Được những lợi ích kinh tế do đóng góp của họ đem lại một cách xứng đáng; 4. Định hướng phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản; 5. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu nhàng nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1 DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. MỤC TIÊU CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Một số nét về sản xuất nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Nhiều loại nông sản có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và giữ những vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới như điều, hồ tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai; gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6;…. - Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45,0 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra 50% sản lượng và 90% lượng lúa hàng hóa. Hàng năm cả nước xuất khẩu 6,08,0 triệu tấn gạo. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5-3,5 tỷ USD. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, thu gần 2,955 tỷ USD. - Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô bình quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so năm 2013. Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc (Sơn La) và Nam Bộ. Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng khác. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn. Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 4,79 triệu tấn ngô, với kim ngạch 1,224 tỷ USD. - Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt 9,4-10,4 triệu tấn. Chỉ có 30% sản lượng sắn thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, v.v..., 70% còn lại được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 3,39 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,42 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sắn đạt 1,626 triệu tấn, với kim ngạch 397,8 triệu USD. - Sản xuất đậu tương: Hiện có 25/63 tỉnh trong cả nước trồng đậu tương, chủ yếu ở phía Bắc (65% diện tích). Sản lượng khoảng 300 ngàn tấn/năm. Cũng như ngô, nhìn chung sản lượng đậu tương chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhất là làm thức ăn chăn nuôi. Trong năm qua, nhập khẩu đậu tương là 1,55 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu là 889,63 triệu USD. - Sản xuất khoa lang: Hiện tại khoai lang được trồng chủ yếu ở một số địa phương như Tây Nguyên (Lâm Đồng), Nam bộ (Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An,..) để xuất khẩu. Sản lượng năm 2014 khoảng trên 2,2 triệu tấn. - Sản xuất cà phê: Diện tích gần 600 ngàn ha, sản lượng 1,36 triệu tấn. Cơ cấu: cà phê vối 93%, chè 6% còn lại là cà phê mít, cà phê Moca,…. Hiện tại phần lớn diện tích cà phê vối đã già cỗi, cần phải tái canh nên sản lượng có những biến động trong thời gian tới. Năm 2014 lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu là 3,558 tỷ USD. - Sản xuất chè: Diện tích hơn 135 ngàn ha, sản lượng 984 ngàn tấn búp tươi. Có nhiều giống chè mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Vân Du,… Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Lượng chè xuất khẩu năm 2014 đạt 132,7 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 228,54 triệu USD. - Sản xuất điều: Diện tích gần 305 ngàn ha, sản lượng 279-280 ngàn tấn/năm, chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 300 ngàn tấn sản phẩm điều. Năm 2014 đã xuất khẩu 302,9 ngàn tấn điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,995 tỷ USD. - Sản xuất hồ tiêu: Diện tích gần 60 ngàn ha, sản lượng gần 120 ngàn tấn/năm. Năm 2013 đã xuất khẩu 132,64 ngàn tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu 888,99 triệu USD. - Sản xuất mía: Diện tích khoảng trên 300 ngàn ha. Sản lượng 19 triệu tấn mía cây/năm. 2 - Sản xuất ca cao: Ca cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Diện tích: 22.100 ha, tập trung ở Bến Tre (7.342 ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha), Tiền Giang (2.587 ha), DăkLăk (2.554 ha), Bình Phước (1.310 ha), Vĩnh Long (1.244 ha). - Sản xuất rau, quả Diện tích rau hơn 830 ngàn ha, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ. Với điều kiện thuận lợi Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau các loại, trong đó có gần 30 loại rau chủ lực, chiếm tới 80% diện tích và sản lượng. Những chủng loại rau chính gồm cà chua, ớt, dưa chuột, mướp đắng, đậu Hà Lan, đậu đũa, cải các loại và hành tỏi. Sản lượng khoảng 14,8 triệu tấn/năm. Diện tích cây ăn quả là hơn 800 ngàn ha, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Sản lượng đạt khoảng 8,0 triệu tấn/năm. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt mức 1,49 tỷ USD. - Thủy sản: Sản lượng thủy sản đạt 5,5-6,5 triệu tấn năm, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,6-2,7 triệu tấn/năm và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,3-3,6 triệu tấn/năm. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 660 nghìn tấn (tăng 20,4% so cùng kỳ năm trước). Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) đạt 188 nghìn tỷ đồng (tăng 6,5%), giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,83 tỷ USD (tăng 16,5%) so với 2013. - Chăn nuôi Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn tăng 2,7%. Trứng và sữa tươi tăng lần lượt là 3,8% và 15,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 14,7 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu năm 2014 đạt mức 3,252 tỷ USD, tăng 5,7% so năm 2013. Tổng đàn bò vào khoảng trên 5,2 triệu con và không có biến động nhiều so năm 2013. Riêng b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1 DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. MỤC TIÊU CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Một số nét về sản xuất nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Nhiều loại nông sản có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và giữ những vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới như điều, hồ tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai; gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6;…. - Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45,0 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra 50% sản lượng và 90% lượng lúa hàng hóa. Hàng năm cả nước xuất khẩu 6,08,0 triệu tấn gạo. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5-3,5 tỷ USD. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, thu gần 2,955 tỷ USD. - Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô bình quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so năm 2013. Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc (Sơn La) và Nam Bộ. Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng khác. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn. Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 4,79 triệu tấn ngô, với kim ngạch 1,224 tỷ USD. - Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt 9,4-10,4 triệu tấn. Chỉ có 30% sản lượng sắn thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, v.v..., 70% còn lại được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 3,39 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,42 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sắn đạt 1,626 triệu tấn, với kim ngạch 397,8 triệu USD. - Sản xuất đậu tương: Hiện có 25/63 tỉnh trong cả nước trồng đậu tương, chủ yếu ở phía Bắc (65% diện tích). Sản lượng khoảng 300 ngàn tấn/năm. Cũng như ngô, nhìn chung sản lượng đậu tương chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhất là làm thức ăn chăn nuôi. Trong năm qua, nhập khẩu đậu tương là 1,55 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu là 889,63 triệu USD. - Sản xuất khoa lang: Hiện tại khoai lang được trồng chủ yếu ở một số địa phương như Tây Nguyên (Lâm Đồng), Nam bộ (Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An,..) để xuất khẩu. Sản lượng năm 2014 khoảng trên 2,2 triệu tấn. - Sản xuất cà phê: Diện tích gần 600 ngàn ha, sản lượng 1,36 triệu tấn. Cơ cấu: cà phê vối 93%, chè 6% còn lại là cà phê mít, cà phê Moca,…. Hiện tại phần lớn diện tích cà phê vối đã già cỗi, cần phải tái canh nên sản lượng có những biến động trong thời gian tới. Năm 2014 lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu là 3,558 tỷ USD. - Sản xuất chè: Diện tích hơn 135 ngàn ha, sản lượng 984 ngàn tấn búp tươi. Có nhiều giống chè mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Vân Du,… Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Lượng chè xuất khẩu năm 2014 đạt 132,7 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 228,54 triệu USD. - Sản xuất điều: Diện tích gần 305 ngàn ha, sản lượng 279-280 ngàn tấn/năm, chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 300 ngàn tấn sản phẩm điều. Năm 2014 đã xuất khẩu 302,9 ngàn tấn điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,995 tỷ USD. - Sản xuất hồ tiêu: Diện tích gần 60 ngàn ha, sản lượng gần 120 ngàn tấn/năm. Năm 2013 đã xuất khẩu 132,64 ngàn tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu 888,99 triệu USD. - Sản xuất mía: Diện tích khoảng trên 300 ngàn ha. Sản lượng 19 triệu tấn mía cây/năm. 2 - Sản xuất ca cao: Ca cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Diện tích: 22.100 ha, tập trung ở Bến Tre (7.342 ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha), Tiền Giang (2.587 ha), DăkLăk (2.554 ha), Bình Phước (1.310 ha), Vĩnh Long (1.244 ha). - Sản xuất rau, quả Diện tích rau hơn 830 ngàn ha, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ. Với điều kiện thuận lợi Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau các loại, trong đó có gần 30 loại rau chủ lực, chiếm tới 80% diện tích và sản lượng. Những chủng loại rau chính gồm cà chua, ớt, dưa chuột, mướp đắng, đậu Hà Lan, đậu đũa, cải các loại và hành tỏi. Sản lượng khoảng 14,8 triệu tấn/năm. Diện tích cây ăn quả là hơn 800 ngàn ha, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Sản lượng đạt khoảng 8,0 triệu tấn/năm. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt mức 1,49 tỷ USD. - Thủy sản: Sản lượng thủy sản đạt 5,5-6,5 triệu tấn năm, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,6-2,7 triệu tấn/năm và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,3-3,6 triệu tấn/năm. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 660 nghìn tấn (tăng 20,4% so cùng kỳ năm trước). Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) đạt 188 nghìn tỷ đồng (tăng 6,5%), giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,83 tỷ USD (tăng 16,5%) so với 2013. - Chăn nuôi Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn tăng 2,7%. Trứng và sữa tươi tăng lần lượt là 3,8% và 15,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 14,7 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu năm 2014 đạt mức 3,252 tỷ USD, tăng 5,7% so năm 2013. Tổng đàn bò vào khoảng trên 5,2 triệu con và không có biến động nhiều so năm 2013. Riêng b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế biến nông sản Cơ cấu ngành nông nghiệp Phát triển bền vững Nông nghiệp nông thôn Đề án tái cơ cấu Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thônTài liệu có liên quan:
-
342 trang 363 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 360 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 356 0 0 -
95 trang 292 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 249 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 235 0 0 -
9 trang 214 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 193 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 164 0 0