Danh mục tài liệu

Đọc “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 449.73 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lâu nay bạn đọc biết đến “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa với những bài thơ đậm tính hồn nhiên của trẻ. Tập thơ tái hiện cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của thiếu nhi về thế giới sự vật, hiện tượng và con người. Dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng ta có thể tiếp cận “Góc sân và khoảng trời” trên đa điểm nội dung như: hãy lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên, tôn trọng tự nhiên và coi chúng là bạn, lên án chiến tranh và sự tàn phá, cư ngụ - nơi tìm về để nương náu cho sự bình yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đọc “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn phê bình sinh thái ĐỌC “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Nguyễn Thị Thuỷ 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Lâu nay bạn đọc biết đến “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa với những bàithơ đậm tính hồn nhiên của trẻ. Tập thơ tái hiện cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của thiếu nhi vềthế giới sự vật, hiện tượng và con người. Tất cả những đối tượng mà tác giả đưa vào tập thơđều rất đỗi bình dị và thân thương. Nó gắn liền với tuổi thơ và làng quê đất Việt. Tuy nhiên, ởmột khía cạnh nào đó, những tác phẩm của thần đồng thơ ca này lại ẩn tàng những vấn đề sinhthái. Dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng ta có thể tiếp cận “Góc sân và khoảng trời” trênđa điểm nội dung như: hãy lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên, tôn trọng tự nhiên và coi chúng làbạn, lên án chiến tranh và sự tàn phá, cư ngụ - nơi tìm về để nương náu cho sự bình yên. Từ khoá: Các phương cách cư ngụ, Góc sân và khoảng trời, phê bình sinh thái, TrầnĐăng Khoa, văn học và môi trường,1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phê bình sinh thái (ecocriticism) là phê bình hậu hiện đại bắt nguồn từ phương Tây từnhững năm 70-80 của thế kỷ XX. Nó bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ kể từ năm 1992, khiHội Nghiên cứu văn học và môi trường (ASLE) được thành lập. Từ đó, nó trở thành một khuynhhướng nghiên cứu liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế. Cũng từ đó, nó góp một phầnnhỏ bé để làm thay đổi thái độ của nhân loại đối với giới tự nhiên, lắng nghe trái đất, tôn trọngmái nhà xanh của muôn loài. Thế kỷ XX, cùng với chiến tranh, sự phát triển về khoa học công nghệ, kinh tế thị trường,sự tiến bộ của con người trong lĩnh vực làm chủ giới tự nhiên là “bước lùi” của nhân loại trongvăn hóa. Chiến tranh bùng nổ, nền công nghiệp càng hiện đại, máy móc thay con người, nhiềukhu công nghiệp xuất hiện, đô thị hóa diễn ra khắp nơi, hiện tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễmnguồn đất, nước làm thiên nhiên bị tàn phá ngày một nghiêm trọng. Bên cạnh đó, làm hằn lênkhoảng cách giữa con người và tự nhiên, khiến tự nhiên và con người trở thành “kẻ thù củanhau”. Ngày hạn định của con người trong việc sử dụng thiên nhiên của một năm ngày càngđến sớm hơn. Con người đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái, trong đó cái đáng sợ nhất là sự“nổi giận” của thiên nhiên. Từ những yêu cầu xác lập lại vị trí trong giới tự nhiên chính là việc lấy lại “âm thanh”cho muôn loài trong một thời gian dài bị bắt buộc phải “tắt tiếng”. Ở đây chính là sự trả lạiquyền đối thoại cho tự nhiên. Phải lắng nghe tự nhiên nói gì trong cách đối xử của loài ngườivới mình trong suốt một thời gian dài. Từ đó, khái thác những tác phẩm văn học đánh thức ýthức của con người trong mối quan hệ và cách đối xử với chính môi trường mình đang sống. 229 Xã hội hiện đại đã đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ sinh thái trên nhiều mặt. Cũng chínhvì vậy, phê bình sinh thái cũng có bước chuyển dịch từ hệ hình sinh thái trung tâm sang hệ hìnhxã hội trung tâm, tức mở rộng chiều kích khi nghiên cứu phê bình sinh thái ở nhiều mặt trongchỉnh thể nghiên cứu văn hóa và văn học như: Phê bình sinh thái đi tìm tiếng nói cho mối quanhệ bình đẳng, cộng sinh giữa người và giới tự nhiên, “làm xanh lại nghiên cứu văn học”(BùiThanh Truyền, 2018). Phê bình sinh thái giúp chúng ta đọc lại các tác phẩm văn học mà trướckia chúng ta chưa khai tìm hết những ẩn tàng sâu xa chẳng hạn như Góc sân và khoảng trời củaTrần Đăng Khoa là một ví dụ. Có thể sẽ khiên cưỡng khi nói Góc sân và khoảng trời là văn học sinh thái nhưng dướigóc nhìn của phê bình sinh thái thì tập thơ cũng mang nhiều chiều kích mà chúng ta cần suynghĩ. Đến với tập thơ của tác giả, có những bài thơ chứa đựng sự hiệp thông của con người vớitự nhiên. Con người luôn có ý thức bảo vệ sự cân bằng trong môi trường sống, lắng nghe đượctiếng nói từ tự nhiên, tôn trọng và coi tự nhiên như bạn. Hơn thế nữa, có những tác phẩm, làtiếng nói đấu tranh cho sự mất cân bằng sinh thái mà con người gây ra. Có tác phẩm lại dự báotương lai dành cho loài người nếu không tôn trọng sinh thái, không điều chỉnh hành vi củamình. Tất cả những điều ấy chúng ta sẽ cảm nhận được dưới sự soi chiếu của phê bình sinh tháikhi đọc lại những bài thơ của Trần Đăng Khoa. Những bài thơ chưa bao giờ bị lãng quên tronglòng độc giả Việt hơn bốn mươi năm qua.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Trong bài viết, chúng tôi sử dụng phương pháp luận để nhìn nhận và đánh giá đối tượngnghiên cứu. 2.2. Phương pháp lịch sử và logic Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic để tìm hiểu và xem xétđối tượng nghiên cứu dựa trên lí thuyết về Phê bình sinh thái.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên Ngày nay, trẻ em nơi phố phường ít khi thấy cảnh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời đêmđầy sao để chúng tha hồ chơi những trò chơi con trẻ. Đâu còn nghe tiếng ếch uôm oam sau mỗitrận mưa rào. Thậm chí, nếu chưa được một lần vào sở thú để tận mắt nhìn thấy con trâu, conbò thì trẻ cũng không thể gọi được tên chúng nếu như bắt gặp trong những dịp về nông thôn. Cuộc sống hiện đại, phố xá mọc lên, máy móc thay sức người, sức vật thì cũng là lúc conngười giãm hãm chính mình trong bốn bức tường, trong sự phụ thuộc vào máy móc và mất dầnsợi giây giao cảm với thế giới tự nhiên. Giữa tự nhiên và con người mất dần tính đồng thoại vàtương liên. Khi con người là một thực thể đặt bên cạnh các thực thể khác của sinh thái thì con ngườicần tôn trọng những người anh em của mình. Trong vạn vật của vũ trụ, con người hãy bỏ đi tưtưởng xem mình là trung tâm của vũ trụ như bấy lâu này đã tự phong cho mình. Nghĩa là phảibiết lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên. Phê bình sinh th ...