Danh mục tài liệu

Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp trình bày: Đọc văn là niềm vui đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ, đọc văn là để tự khám phá, niềm vui đọc văn là niềm vui hưởng thụ khác với niềm vui bình thường, người ta còn ví niềm vui đọc văn như niềm vui với trò chơi từ ngữ, nhiều nhà nghiên cứu coi việc đến với văn học như đến với tình yêu và khuyến khích cách đọc riêng tư,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu PhápĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUITỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁPTRƯƠNG DĨNHTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Đọc văn là niềm vui đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Đọc vănlà để tự khám phá. Niềm vui đọc văn là niềm vui hưởng thụ khác với niềmvui bình thường. Người ta còn ví niềm vui đọc văn như niềm vui với trò chơitừ ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu coi việc đến với văn học như đến với tình yêuvà khuyến khích cách đọc riêng tư. Môi trường đọc cũng ảnh hưởng đếnniềm vui đọc văn. Hiện nay, học sinh và cả xã hội chưa thích đọc văn. Đó làtrách nhiệm trước tiên của nhà trường và sau đó của các nhà văn.MỞ ĐẦUCâu hỏi cần đặt ra với những ai muốn suy nghĩ về dạy học văn và mục đích dạy học vănlà: Tại sao người ta viết và tại sao người ta đọc? (thường là số đông hơn). Các câu hỏinày thực ra không có gì mới nhưng tìm câu trả lời là cần thiết để khẳng định lại các địnhnghĩa trước đây về tác phẩm văn học.Trong các định nghĩa trước đây, người ta loại trừ các ý tưởng về sự “ giao tiếp văn học”(từ của Jakobson).“Mọi cuộc giao tiếp đều giả định một tình huống giao tiếp. Tác phẩm văn học (căn cứvào tính đã nghĩa của nó) không giả định bất cứ điều gì”.“Đặc thù của văn bản văn học là ở ngoài mọi tình huống”. [1].“Trong phút chốc, chúng ta chìm đắm trong bóng tối tê lạnh” (Beaudelaire).Thomas Aron cho rằng câu thơ ấy không báo hiệu gì về một mùa đông tiệm cận đối vớingười đọc và người sáng tác. Tác phẩm văn học tách ra khỏi nguồn gốc văn hóa và cảngẫu tính của thời điểm sáng tác. “Nhà văn sáng tác cho muôn đời” _Người đọc luônhướng về bản ngã, không lệ thuộc và thời gian, không gian sáng tác, mặc dù nhà văn cóghi cả thời điểm và địa điểm sáng tác đó. Họ không thích đọc một bài báo cũ sau mộtnăm nhưng lại thích đọc một nhà văn thời cổ đại.1. Vậy thì sự bí ẩn thần kỳ của việc đọc văn là ở đâu? [2].Điều người ta tìm tòi từ một tác phẩm văn học không phải là một thông báo mà là mộtxúc động, không phải một định nghĩa mà là một cảm giác do hiệu quả phối hợp có dụngý giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh nghiệm thẩm mỹ phụthuộc vào chủ quan và quy trình của sự cảm nhận. Valery – người có ý thức rõ rệt vềvấn đề này – thấy cần phải nhắc lại sự “nhập nhằng” của từ “thơ ca”, vừa chỉ “cảm xúcthơ ca”, vừa chỉ “thể loại thơ ca”.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 96-102ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP97“Cảm xúc thơ ca” là một thứ cảm xúc thoáng qua, lay động chúng ta trước một phongcảnh, một buổi chiều tàn, cho ta một “cảm xúc vũ trụ” mà nhà văn đã làm dấy lên ở tamột cách có ý thức ngoài các điều kiện tự nhiên đã sản sinh ra nó.Tất cả các điều nói trên các trường học đều biết cả. Tuy nhiên, có một số nhà văn đã điquá xa dẫn đến chủ nghĩa siêu thực. Họ đã đi trái quy tắc có hệ thống về nghĩa và đã đảolộn cách hưởng thụ thẩm mỹ của chúng ta [3]. Tất cả các trào lưu hiện đại hóa thơ cađều do đó mà ra cả.Riffateric đã khái quát cái lôgích siêu thực đó đối với văn học. Tiếp nối Breton, ông giảithích: Điều đặc thù của kinh nghiệm văn học là tự lâm vào trạng thái “lạc loài”, sự “tậpdượt tha hóa”, một sự đảo lộn tư duy, tri giác và các thói quen biểu cảm [4]. Chỉ cầnthay đổi xu thế xúc cảm và tri giác của cá nhân là có thể coi tác phẩm văn học nói riêngvà nghệ thuật nói chung phụ thuộc chủ yếu vào sự “nhạy cảm” của người đọc.Dubrovoski nói:“Tác phẩm văn học không đưa lại cho chúng ta một hành động thuần túy của nhận thứctrí tuệ mà là “một hành động tham dự” cảm tính bằng toàn bộ bản ngã [5]. Điều đó đượcnhiều người chấp nhận. Ngay các nhà nghiên cứu mác xít am hiểu như Marcuse trong“Những kích thước thẩm mỹ” cũng trách cứ một số nhà nghiên cứu đã phủ nhận tínhchủ quan trong nghệ thuật, cho đó là biểu hiện tư sản, đồng nhất với lý tưởng giai cấptrong khi đó đặc thù của nghệ thuật là đo lường “kích thước nhân văn” của cá nhântrong sự mở rộng của nó, đánh thức trí tưởng tượng, sức nhạy cảm, lĩnh vực ý thức vàvô thức – Eros và Thanatos – sự mệt mỏi và niềm vui, sự hy vọng và ưu tư, tất cả cácbiểu hiện đó không phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giai cấp [6]. Và cũng từ đó, giải thíchđược tính nhân loại và tính siêu việt của nghệ thuật.2. Người ta cũng nói - như Picard - về “trò chơi” khi viết cũng như đọc văn, luôn luôntạo sự “phong tỏa” bản thân và tính chủ quan. Theo Picard, “trò chơi văn học” khôngchỉ là một công việc giản đơn từ ngôn ngữ hoặc như người ta nói “trò chơi với từ”,thuần túy thoát khỏi mọi căn cứ và mối quan hệ với bản ngã, với cảm xúc. Điều đó làmta nghĩ đến lối viết thuần túy máy móc của các nhà văn siêu thực.Sự tiếp cận của Picard khi đồng nhất việc đọc văn với trò chơi văn học và thực hànhnghệ thuật nói chung đã đặt vấn đề dưới dạng phân tâm học.Picard dẫn lời Freud: “Nhà văn sáng tác như trẻ con chơi”. Trò chơi văn học của ngườilớn nằm giữa văn học và ả ...