Danh mục tài liệu

Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Tây Bắc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 665.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đưa ra hình thức đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Tây Bắc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển năng lực của người học đáp ứng chuẩn đầu ra theo nhu cầu thực tế hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Tây BắcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354 –1075.2018 –0149Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 56-60This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 1Đào Thị Kim Nhung và 2Trương Ngọc Kiên 1Khoa Ngoại ngữ, 2Bộ môn Tâm lí, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Kiểm tra, đánh giá là yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh hiện nay. Kiểm tra, đánh giá khi xuất hiện ở khâu cuối của quá trình đào tạo sẽ đưa ra được thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo của người học. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Bài viết này đưa ra hình thức đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Tây Bắc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển năng lực của người học đáp ứng chuẩn đầu ra theo nhu cầu thực tế hiện nay. Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá, phát triển năng lực, đổi mới phương pháp, chuẩn đầu ra .1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt để phát triển và hộinhập. Giáo dục nước ta đang trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, vì vậy nâng cao nănglực ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, được nâng lên hàng đầu. Việc xây dựng chương trình giáodục tập trung vào nội dung kiến thức sang hướng tiếp cận năng lực của người học, việc đổi mớikiểm tra, đánh giá vô cùng cấp thiết. Bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất trong giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc.Trước sự toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại,ngoại ngữ là thứ không thể thiếu trong hành trang của mỗi người trên chặng đường hội nhập vớiquốc tế. Xu thế toàn cầu hóa mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trongkhu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốcgia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia nên việchiểu biết ngoại ngữ dần trở thành hướng vận động chung của dân cư thế giới. Như vậy, việc thôngthạo ngoại ngữ là xu thế tất yếu và bắt buộc nếu muốn làm việc với đối tác nước ngoài ở trongnước cũng như ở nước ngoài. Kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục quốc tế đã có những bước tiến lớn cả về lí luận và thựctiễn. Điều đó thể hiện rõ xu hướng kiểm tra, đánh giá của thế giới là hướng đến đánh giá năng lựcngười học, phương pháp, cách thức đánh giá rất đa dạng và linh hoạt. Đánh giá theo xu hướngchung là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành năng lực ở người học, hoạt độngdạy định hướng vào tích cực hóa người học.Ngày nhận bài: 1/5/2018. Ngày sửa bài: 29/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018.Tác giả liên hệ: Đào Thị Kim Nhung. Địa chỉ e –mail: kimnhungttb@gmail.com 56 Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên... Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi mong muốn chia sẻ hình thức đổi mới kiểm tra,đánh giá cho sinh viên chuyên ngữ trường đại học Tây Bắc theo định hướng tích hợp cả 4 kĩ năngngôn ngữ bên cạnh kiến thức về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp và những thách thức cùng hướngkhắc phục nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh trong bối cảnh thực tế hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận2.1.1. Năng lực Khái niệm năng lực (Savignon, 1997) chỉ sự tổng hòa các kiến thức và kĩ năng đơn lẻ cần vậndụng để thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Năng lực là khả năng vận dụng những kiếnthức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động môt cách phù hợp và có hiệu quảtrong trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực là một yếu tố cấu thành trong mộthoạt động cụ thể.Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụthể. Các nghiên cứu trong giáo dục (Spencer and Spencer; 1993) đã nêu hai nhóm năng lực cầnhình thành và phát triển là nhóm năng lực chung (general competencies) và nhóm năng lựcchuyên biệt (specific competencies). Như chúng ta biết, “năng lực chung” là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi … làmnền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và la động nghề nghiệp. Năng lựcchung được chia thành 9 kiểu loại. Đó là: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí;giao tiếp; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin; sử dụng ngôn ngữ và năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt là năng lực riêng biệt được hình thành và phát triển ở ...

Tài liệu có liên quan: