Danh mục tài liệu

Đường biên giới ngộ nghĩnh ở Hà Lan và Bỉ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.66 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Baarle-Nassau và Baarle-Hertog là hai thị trấn được chia ra từ thành phố Baarle nằm trên đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ. Nhưng đường biên giới quốc tế ngăn cách hai thị trấn này không nằm trên một đường thẳng, mà cũng không nằm trên một đường cong liên tục nào. Baarle-Nassau và Baarle-Hertog là hai thị trấn được chia ra từ thành phố Baarle nằm trên đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ. Baarle-Nassau nằm ở miền Nam Hà Lan ở tỉnh Bắc Brabant và Baarle-Hertognằm ở tỉnh Antwerp của Bỉ. Cả hai thị trấn có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đường biên giới ngộ nghĩnh ở Hà Lan và Bỉ Đường biên giới ngộ nghĩnh ở Hà Lan và BỉBaarle-Nassau và Baarle-Hertog là hai thị trấn được chia ra từ thành phố Baarlenằm trên đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ. Nhưng đường biên giới quốc tế ngăncách hai thị trấn này không nằm trên một đường thẳng, mà cũng không nằm trênmột đường cong liên tục nào.Baarle-Nassau và Baarle-Hertog là hai thị trấn được chia ra từ thành phố Baarle nằm trênđường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ. Baarle-Nassau nằm ở miền Nam Hà Lan ở tỉnh BắcBrabant và Baarle-Hertognằm ở tỉnh Antwerp của Bỉ. Cả hai thị trấn có chung đườngbiên giới, nhưng đường biên giới quốc tế ngăn cách hai thị trấn này không nằm trên mộtđường thẳng, mà cũng không nằm trên một đường cong liên tục nào. Vì sao lại như vậy?Thực tế có 26 mảnh đất riêng biệt, là những phần đất nhỏ của Bỉ và Hà Lan nằm rải rácxung quanh Baarle. Ngoài khu đất chính gọi là Zondereigen nằm ở phía Bắc của thịtrấn Bỉ Merksplas, Bỉ có 22 vùng đất nằm trong Hà Lan và 3 khu đất nằm trên biêngiới Hà Lan - Bỉ. Hà Lan cũng có 7 khu đất nằm trong các khu đất của Bỉ. Vì thế nêntrong mỗi khu đất như vậy lại có một đường biên giới riêng để phân chia đâu là Bỉ, đâulà Hà Lan. Sở dĩ đường biên giới của hai nước phức tạp như vậy là do một số hiệp ước,thỏa thuận phức tạp từ thời Trung cổ giữa các công tước và chủ đất ở đây.Đường biên giới được đánh dấu bằng chữ thập màu trắng trên vỉa hè và đinh tán kim loạitrên đường, các đường biên giới này cứ chạy hỗn loạn trong thị trấn xuyên qua nhữngngôi nhà, các khu vườn và đường phố. Một đường biên giới có thể chạy vào một tòa nhà,đi qua một cửa hàng quà tặng sau đó đi ra khỏi mặt sau của một siêu thị. Nhiều gia đìnhbị cắt làm đôi bởi các đường biên giới này, vì vậy việc xác định quốc tịch của mỗi hộ giađình sẽ phụ thuộc vào vị trí phần cửa chính của ngôi nhà. Nếu đường biên giới chạy quaxuyên qua cửa chính, thì ngôi nhà sẽ bị chia làm đôi, mỗi phần thuộc một quốc gia khácnhau, điều này được thể hiện bằng những ngôi nhà có tới hai số nhà khác nhau.Các thị trấn thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong nhiều năm, các cửa hàng ở Bỉ mở cửaluôn cả ngày chủ nhật để phục vụ khách. Thuế tại Bỉ và Hà Lan khác nhau rất nhiều, vìvậy người ta có thể đi mua sắm giữa hai chế độ thuế trên một đường biên giới duy nhất.Có một thời gian theo pháp luật Hà Lancửa hàng phải đóng cửa sớm. Đối với một số nhàhàng bị phân làm hai quốc tịch nằm trên đường biên giới họ đã có một cách lách luật rấtthông mình đó là thay đổi bảng hiệu của họ về bên phía Bỉ. Thế là cửa hàng lại tiếp tụchoạt động trên đất của Bỉ.

Tài liệu được xem nhiều: