Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về giá trị từ phương diện triết học, bài viết này bước đầu nhận diện giá trị tôn giáo, phân biệt giá trị tôn giáo với giá trị nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị tôn giáo từ phương diện triết học
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
30
CHU VĂN TUẤN(*)
GIÁ TRỊ TÔN GIÁO
TỪ PHƯƠNG DIỆN TRIẾT HỌC
Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về giá
trị từ phương diện triết học, bài viết này bước đầu nhận diện giá trị
tôn giáo, phân biệt giá trị tôn giáo với giá trị nói chung.
Từ khóa: Giá trị, triết học, tôn giáo, giá trị tôn giáo, giá trị đạo đức.
1. Khái quát về giá trị
Giá trị là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành
khoa học nghiên cứu về các giá trị khác nhau, ở các góc độ khác nhau.
Trong đó, giá trị luận, giá trị học (còn gọi là triết học giá trị) nghiên cứu
giá trị với tính cách là một học thuyết nhằm tìm ra bản chất của giá trị.
Một sự vật, hiện tượng có thể bao gồm nhiều giá trị khác nhau: giá trị vật
chất, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, giá trị lịch sử, v.v...
Các giá trị này không tách rời nhau, mà hòa quyện để tạo nên giá trị
chung của sự vật, hiện tượng.
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị. Theo Từ điển
Bách khoa Toàn thư (Liên Xô): “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý
nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người,
giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định
không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn
hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con
người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các
chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện
trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và
mục đích”(1).
Còn theo Từ điển Triết học (Liên Xô), giá trị nói lên ý nghĩa về mặt xã
hội của các khách thể trong thế giới xung quanh, nhằm nêu bật tác dụng
tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội
(lợi, thiện và ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời
sống xã hội hoặc của tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính
*
. TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Chu Văn Tuấn. Giá trị tôn giáo…
31
của sự vật hoặc hiện tượng. Tuy nhiên, chúng không phải cái vốn có do
thiên nhiên ban cho sự vật hoặc hiện tượng, không phải đơn thuần do kết
cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào
phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan
hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các giá trị là những đối
tượng lợi ích của nó. Còn đối với ý thức của nó, chúng đóng vai những
vật định hướng hằng ngày trong thực tại vật thể và xã hội, biểu thị các
quan hệ thực tiễn của con người đối với các sự vật và hiện tượng xung
quanh(2).
Giá trị, theo Từ điển Bách khoa Văn hóa học, là tính chất của một vật
thể, một hiện tượng xã hội nào đó, nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một
mong muốn, một lợi ích của chủ thể xã hội. Khái niệm “giá trị” thể hiện ý
nghĩa của một vật thể hoặc một hiện tượng thực tiễn nào đó đối với một
người hoặc ý nghĩa lịch sử - xã hội của nó đối với một xã hội. Giá trị có
thể lớn hoặc nhỏ, vật chất hoặc tinh thần, v.v...
Giá trị được hình thành do kết quả của chủ thể ý thức được mối tương
quan giữa nhu cầu bản thân với khả năng thỏa mãn nhu cầu đó, tức là do
kết quả nhận thức về giá trị. Nhận thức về giá trị chỉ xuất hiện khi chủ thể
nhận ra được sự khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Khó
khăn càng lớn, đối tượng của sự thỏa mãn càng có giá trị cao. Mức độ giá
trị tùy thuộc đối tượng cần được thỏa mãn và cách đánh giá của chủ thể
(cá nhân, nhóm xã hội, toàn thể xã hội)(3).
Từ điển Triết học (tiếng Trung) cho rằng, giá trị là sự phản ánh thuộc
tính của khách thể, là sự ứng dụng và đánh giá thuộc tính của khách thể.
Giá trị là điểm giao nhau việc những nhu cầu của con người và việc thỏa
mãn các nhu cầu đó bởi những hình thức đặc thù. Quan hệ giá trị giữa
con người và khách thể thể hiện trong quá trình tác động qua lại giữa hiện
thực của con người và thực tế của khách thể, nghĩa là giá trị được xác lập
trong thực tiễn xã hội(4).
Có thể thấy rõ, điểm chung của các định nghĩa nêu trên là giá trị được
xác định trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, trong sự đánh giá
của chủ thể đối với khách thể. Nghĩa là, giá trị không phải là phạm trù
thuộc về lĩnh vực bản thể luận, mà thuộc về lĩnh vực nhận thức luận. Giá
trị có một số tính chất và đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, giá trị gắn với thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Các thuộc
31
32
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
tính quy định nên giá trị riêng của sự vật, hiện tượng. Nói cách khác,
thuộc tính của sự vật, hiện tượng là yếu tố quan trọng quy định giá trị của
sự vật, hiện tượng, làm cho các sự vật, hiện tượng khác nhau có các giá
trị khác nhau. Nhưng thuộc tính của sự vật, hiện tượng không phải là yếu
tố duy nhất quyết định giá trị.
Thứ hai, giá trị gắn với thuộc tính của sự vật, hiện tượng, nhưng chỉ có
thể trở thành giá trị khi nằm trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể,
hay mối quan hệ giữa con n ...
Giá trị tôn giáo từ phương diện triết học
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 246.70 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị tôn giáo Triết học tôn giáo Giá trị đạo đức Nhận diện giá trị Phân biệt giá trị tôn giáo Tôn giáo và triết họcTài liệu có liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 347 1 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 319 0 0 -
Giới thiệu về Uyliam Giêmxơ: Phần 2
105 trang 39 0 0 -
24 trang 36 0 0
-
Tâm lý đạo đức - CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI
21 trang 35 0 0 -
Lý thuyết Triết học Tôn giáo: Phần 2
147 trang 34 0 0 -
Giới thiệu về Uyliam Giêmxơ: Phần 1
52 trang 30 0 0 -
Tâm lý đạo đức - CUỘC SỐNG VỊ THA
20 trang 30 0 0 -
21 trang 29 0 0
-
Tâm lý đạo đức - Định nghĩa Đạo Đức là gì
13 trang 29 0 0