
Giải pháp nào cho sự phát triển bền vững?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nào cho sự phát triển bền vững? Giải pháp nào cho sự phát triển bền vững? Sự phát triển của các hệ thống nh ượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Trong xu thế đó, vần đề đặt ra là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nh ượng quyền trong xu thế cạnh tranh quốc tế như hiện nay? Để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng môt hệ thống các qui trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình. Chất lượng chuyển giao là chất lượng của toàn bộ các yếu tố ngắn hạn được chuyển từ nhà nhượng quyền cho nhà nhận quyền từ lúc khởi nghiệp. Chất l ượng chuyển giao tập trung nhận diện và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của nhà nhận quyền trong việc khởi nghiệp, cụ thể là xem xét các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc khởi sự và quản lý của nhà nhận quyền cho phù hợp và hiệu quả. Thông thường, các yếu tố này thường được nhà nhượng quyền thể hiện trong hồ sơ nhượng quyền và cụ thể hoá trong hợp đồng nhượng quyền. Trong đó, cả hai bên cam kết thực hiện hàng loạt các cam kết nhằm tối đa hoá lợi ích của hai bên. Chất lượng chuyển giao thường được quan tâm nhất là chất lượng của sản phẩm cung ứng, mô hình kinh doanh, thời gian hoạt động, qui trình đào tạo, vấn đề về cấp phép, thời gian cung cấp h àng hóa - dịch vụ, về quyền phân phối, độc quyền, phí chuyển nhượng, phí vận hành hàng tháng, hiệu quả của các chương trình tiếp thị, kinh doanh và những hỗ trợ khác như vận hành, tài chính, tiếp cận và cung cấp thông tin hệ thống, bí quyết kinh doanh, các qui định bắt buộc nhà nhận quyền tuân theo, thương hiệu, các qui trình kinh doanh, qui trình huấn luyện, khả năng phát triển kinh doanh của nhà nhận quyền, thái độ tham gia huấn luyện, cam kết thanh toán của các nhà nhận quyền, cam kết của nhà nhận quyền về tính đồng nhất và minh bạch trong kinh doanh… Chất lượng quan hệ là chất lượng của các yếu tố niềm tin, sự cam kết, sự tranh luận, mối quan hệ, hợp tác và rất nhiều các yếu tố “mềm” khác được xây dựng và phát triển trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, chất lượng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho cả hệ thống. Trong khi chất lượng chuyển giao được qui định rất rõ bằng các thước đo cụ thể trong ngắn hạn thì chất lượng quan hệ được xây dựng xuyên suốt trong suốt thời gian tồn tại của hệ thống hay trong d ài hạn. Vì vậy, có thể thấy rằng muốn phát triển một cách bền vững hệ thống theo h ình thức nhượng quyền thương mại, cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết của cả nhà nhượng quyền và nhận quyền trong một thời gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, nhà nhượng quyền cần cân nhắc hệ thống các giải pháp sau: Trước hết, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đ ã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu. Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai. Hai là cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới. Ba là xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh nhiệm xâm nhập thị trường thị trường toàn cầu toàn cầu hoá nền kinh tế phát triển bền vững quản lý môi trường phát triển bền vữngTài liệu có liên quan:
-
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 356 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 351 0 0 -
95 trang 287 1 0
-
30 trang 264 0 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
9 trang 214 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 207 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 197 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 190 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 159 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 159 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
14 trang 139 0 0
-
4 trang 138 0 0
-
5 trang 136 0 0
-
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Hải Phòng
6 trang 135 0 0 -
Chính sách về 'tẩy xanh' của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam
4 trang 132 0 0