
Giăng bị thịt
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giăng bị thịt Giăng bị thịtỞ giữa vùng thôn quê, có một cái lâu đài cổ, trong lâu đài có một ông hoàng già vàhai cậu con trai.Các cậu này thông thái đến nỗi người khác chỉ cần hiểu biết bằng một nửa cáccậu cũng đã khá uyên bác rồi. Họ đều muốn hỏi con gái nhà vua và họ có thể làmviệc ấy vì công chúa đã tuyên bố sẽ lấy người nào có tài ứng phó trước mặtnàng.Cả hai cậu dành ra tám ngày để chuẩn bị. Công chúa chỉ ra hạn có từng ấy ngày,nhưng như thế cũng thừa đủ đối với các cậu: các cậu tài cao học rộng nên sautám ngày đã chuẩn bị xong xuôi. Một cậu học thuộc lòng cả quyển tự vị la tinhvà tất cả các số báo hằng ngày ra trong thành phố ba năm gần đây, đọc xuôi hayđọc ngược cũng được. Cậu kia học thuộc làu bộ luật và tất cả sự hiểu biết củamột vị quan tòa; cậu cho rằng mình có đủ tài để ngồi bàn việc nước. Cậu lại cònkhéo tay biết cả thêu thùa nữa. Cả hai đều tự phụ rằng mình sẽ lấy được côngchúa.Cha các cậu cho mỗi người một con ngựa; cậu thuộc tự điển và báo chí đượccon ngựa đen; cậu thuộc luật và biết thêu thùa được con ngựa trắng như sữa. Họcòn dùng dầu hạnh nhân bôi nhờn mép để có thể nói được lâu.Khi các cậu lên ngựa, quân hầu đầy tớ đến trực sẵn cả ở sân nhà dưới. Lúc đócậu em giai thứ ba đến. Đúng là ba anh em, nhưng cậu thứ ba quá dốt nên chẳngai đếm xỉa đến. Người ta chỉ gọi cậu là Giăng bị thịt mà thôi. Cậu hỏi các anh:- Các anh đi đâu mà diện quần áo ngày hội thế?- Đi lên kinh đô đàm đạo với công chúa đây. Mày không nghe quân lính đánh trốngloan báo khắp nước à?Rồi họ kể lại cho cậu nghe đầu đuôi câu chuyện. Giăng bị thịt bảo:- Này, tôi sẽ đi với các anh.Nhưng các anh cậu thì cười ồ lên và phi ngựa đi thẳng. Giăng bị thịt kêu lên:- Thưa cha, xin cha cũng cho con một con ngựa. Con muốn lấy vợ lắm rồi. Nếucông chúa ưng lấy con thì lấy, nếu nàng không lấy thì con cũng cứ lấy nàng.- Không! Chẳng có ngựa cho mày đâu. Mày không nên đợi, nói không nên lời, cóđâu được lịch sự giỏi giang như các anh mày.- Không có ngựa à? Được rồi, con sẽ cưỡi con dê của con, cần gì!Cậu nhảy phóc lên con dê đực của cậu, lấy gót chân thúc cho nó mấy cái vàohông rồi thẳng đường cái quan ra đi.Hấp ! Hấp ! Cậu phi nhanh phải biết!- Có em đây! - Cậu gọi to và có tiếng vang đáp lại.Hai người anh lặng thinh rong ruổi phía trước trên mình ngựa, họ chẳng nóichẳng rằng và còn mãi nghĩ đến những câu văn hoa cần phải nghiên cứu cho kỹđể đem ra thi thố với công chúa.Giăng bị thịt gọi to:- Hấp ! Hấp ! Có em đây. Em nhặt được vật này dọc đường đây này.Nói rồi cậu giơ ra một con quạ chết.- Bị thịt đáng thương ơi! Em định dùng cái của ấy làm gì thế?- Tặng công chúa.- À ! Hay đấy!Họ vừa nói vừa cười rồi đi thẳng.- Hấp ! Hấp ! Hấp ! Có em đây ! Các anh hãy xem đây: chẳng mấy khi nhặt đượccái của này trên đường đâu.Hai người quay lại, nhìn xem cái gì và nói:- Bị thịt ! Chiếc guốc cùn ấy mày cũng định đem tặng công chúa chắc?Bị thịt trả lời:- Vâng, đúng thế đấy ạ.Hai người lại cười rộ và phi ngựa bỏ đi trước rõ xa. Một lát sau bị thịt lại gọi to:- Hấp ! hấp ! hấp ! Có em đây ! Quả thật mỗi lúc một phấn chấn, các anh ạ. Cáinày thì tuyệt !- Lại nhặt được gì nữa thế hử?- Một thứ vô song, phen này công chúa hẳn phải vừa ý.- Eo ơi ! Bùn bốc dưới cống lên đấy à?- Vâng , đó là thứ bùn mịn nhất đấy ạ.Nói rồi Bị thịt bốc bùn bỏ đầy túi. Các ông anh cho ngựa phi nước đại, đến cổngthành trước Giăng có đến 1 tiếng đồng hồ. Người ta phát số thứ tự cho những kẻđến cầu hôn và họ đứng sắp hàng sau, chen nhau đến nỗi không nhúc nhích nổicánh tay. Làm thế là cần thiết, nếu không họ sẽ đánh nhau vì người nọ tranhnhau đứng trước người kia.Nhân dân đứng xúm quanh cung điện, nhìn qua cửa sổ để xem công chúa kénchồng. Thương thay cho các anh chàng! Vừa vào đến nơi đã tịt mít không nóiđược một tiếng.Công chúa truyền:- Đến lượt người khác.Đến lượt một người anh của Bị Thịt, người đã học thuộc lòng quyển tự vị,nhưng chỉ mới đứng xếp hàng thôi, cu cậu đã quên ráo cả. Lúc bước trên sàn kêukèn kẹt và nhìn vào trần lát toàn bằng gương, cậu thấy như là đi lộn ngược, đầuxuống đất, chân lên trời. Bên cửa sổ lại còn có ba viên lục sự và một pháp quanngồi ghi chép các câu trả lời, ghi đến đâu lập tức được đăng lên tờ báo bán ở đầuphố, hai xu một số. Thế thì làm gì mà chẳng cuống cuồng ! Cũng cần nói thêmrằng lò sưởi đốt nhiều than đến nỗi trông cứ đỏ rực lên.Anh chàng đến cầu hôn nói :- Ở đây nóng quá!Công chúa đáp:- Là vì hôm nay vua cha cho quay gà.Chết cha ! Thật là một vấn đề bất ngờ đối với cu cậu. Tịt ! Cu cậu đứng đực rachẳng nói được lấy một tiếng nào, vì cu cậu còn đang mải sáng tác một câu thậtdí dỏm. Thế là tịt ! Tịt ! Công chúa lại phán:- Lại một tên nữa không ra gì. Đến lượt người khác!Cu cậu phải chuồn, nhường chỗ cho người em. Anh chàng này lại nói:- Ở đây nóng khiếp quá!- Phải, tại hôm nay chúng tôi quay gà ấy mà.- A ! A ! Thế nào kia?Anh ta nói xong, các thầy ký lục vội vàng vào sổ : “A ! A ! Thế nào kia ?”Công chúa phán:- Lại một tên nữa không ra gì ! Đến lượt người khác !Lúc ấy đến lượt Giăng bị thịt. Cậu dắt cả con dê vào phòng và kêu to:- Nóng gì mà nóng khiếp thế này.Công chúa nói:- Là vì chúng tôi đang luộc gà.Bị thịt đáp ngay:- Ồ ! Thế thì còn gì bằng! Cho luộc nhờ con quạ này được không?- Được lắm chứ! Công chúa nói; nhưng anh có cái gì đựng không? Ta không cónồi cũng chả có xoong đâu.- Có đây, nồi đây!Nói rồi Bị thịt chìa chiếc guốc cùn ra và đặt con quạ vào trong.Công chúa bảo:- Thế thì được bữa ăn ngon đấy; nhưng lấy đâu ra nước sốt?- Trong túi đây – Giăng nói – mà còn có thừa để bán lại nữa kia đấy!Nói rồi cu cậu móc trong túi ra một ít bùn.Công chúa nói:- Được đấy! Anh trả lời được đấy, biết ăn nói đấy. Anh sẽ là chồng ta. Nhưnganh có biết rằng từng câu, từng chữ chúng ta đang nói và đã nói đều được ghibằng tốc ký và sẽ đăng trên báo không? Anh có trông thấy ba viên lục sự và vịpháp quan già ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học việt nam truyền thuyết & giai thoại truyện ngụ ngôn truyện cổ andersen truyện cổ thế giớiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 399 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 304 0 0 -
Truyện Quyền của người biểu diễn
35 trang 243 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 184 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 174 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 158 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 137 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 130 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 125 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 112 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 109 0 0 -
229 trang 105 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 96 4 0