Danh mục tài liệu

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trình bày các nội dung: Vài nét về hoạt động tôn giáo ở Lào Cai; Sự cần thiết phải thực hiện đảm bảo an sinh xã hội ở Lào Cai; Vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với việc đảm bảo an sinh xã hội; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội; Báo cáo Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.; Giải pháp đẩy mạnh bảo đảm an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH LÀO CAI THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN ĐẠI ĐỨC THÍCH ĐẠO THỊNH*1* VŨ HỮU DŨNG**2** Tóm tắt: Trải qua tiến trình lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo đã được du nhập vàonước ta và đồng hành cùng với dân tộc, đồng thời có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xãhội, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nướcvà giữ nước. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hộiPhật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cùng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủnghĩa xã hội”, tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế củađịa phương thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con người, vìcon người, trong đó các hoạt động an sinh xã hội là điểm sáng, thể hiện rõ tinh thần “nhậpthế giúp đời” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai. Từ khóa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh LàoCai; Phật giáo đồng hành cùng dân tộc; An sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo với triết lí nhân sinh quan, tinh thần từ bi, nhân ái, vì cuộc sống hạnhphúc và an lạc của con người, lấy lòng từ bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha để cứu người vàgiúp đời. Đặc biệt, Phật giáo luôn đề cao tinh thần hướng thiện một cách thực tếthông qua việc sẻ chia những đau khổ mất mát của con người, cứu giúp con ngườikhi hoạn nạn. Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm“nhập thế giúp đời”. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh LàoCai luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội ngày càng* Phó Thư ký - Chánh Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lào Cai.** Học viện An ninh nhân dân.94 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao, nhờ đó gópphần đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàntỉnh vẫn còn rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, đang cần sự chung tay giúp đỡ củacác tổ chức xã hội và những tấm lòng hảo tâm hướng thiện. Do đó, đòi hỏi Giáo hộiPhật giáo tỉnh Lào Cai phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị trongtỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo đề an sinh xã hội để hướng tới xây dựng một xãhội an lạc và phát triển cho người dân địa phương. Phương pháp nghiên cứu Trong những năm gần đây, nghiên cứu vấn đề an sinh xã hội luôn nhận đượcsự quan tâm và thu hút của nhiều học giả, nhà khoa học trên thế giới và Việt Namtham gia nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khácnhau. Vì vậy, đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân thông qua các hoạt động cụ thể để hỗ trợ người dân pháttriển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo bền vững… Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chăm lođến đời sống của người dân nói chung và của tăng ni, phật tử nói riêng trong hoạtđộng đảm bảo an sinh xã hội. Vấn đề trên đã được tác giả đi sâu nghiên cứu ở nhiềugóc độ với những nội dung cụ thể xoay quanh các trụ cột của an sinh xã hội và hiệnđang được Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai triển khai, bước đầu được những thànhtựu quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của địa phương và chăm lo tốtđến đời sống vật chất, tinh thần của Tăng ni, Phật tử trong tỉnh. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp;lôgic - lịch sử với mục đích làm rõ tầm quan trọng của Giáo hội Phật giáo tỉnh LàoCai với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Đồng thời, có sử dụng các nguồn tàiliệu nghiên cứu của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai; hội thảokhoa học có độ tin cậy cao. Thông qua những nguồn tư liệu này, giúp tác giả có thểđi sâu nghiên cứu, phân tích những hoạt động tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo tỉnhLào Cai với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, qua đó góp phần giữ vững anninh chính trị trên địa bàn tỉnh, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội đồng thuậnvà ngày càng phát triển. 1. Vài nét về hoạt động tôn giáo ở Lào Cai Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên6.3873,7 km2, chiếm 1,92% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/63 tỉnh,thành phố của Việt Nam với tổng dân số: 615.620 người, bình quân 96,4 người/km2.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 95Toàn tỉnh có 25 dân tộc sinh sống (dân tộc Kinh chiếm 37,31%; Dân tộc Mông chiếm21,27%; Dân tộc Tày chiếm 15,25%; Dân tộc Dao chiếm 13,34%, còn lại là các dân tộckhác chiếm 12,83%. Tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 4huyện, 1 thành phố với 26 xã, phường tiếp giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc.Có đường biên giới dài 182,082 km nối liền với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, trong đócó 50,082 km trên đất liền và 132 km sông suối. Tỉnh Lào Cai là tỉnh đầu tiên hoànthành việc phân giới cắm mốc trên đất liền với biên giới Việt - Trung. Tỉnh có 1 cửakhẩu quốc tế; 1 cửa khẩu quốc gia và 4 cửa khẩu phụ. Do các yếu tố địa lý, lịch sử,hiện nay ở Lào Cai có khoảng 3.553 hộ/19.521 khẩu/8 huyện có dân theo đạo TinLành. Từ năm 2005 đến nay, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, tỉnh Lào Cai đã cho phép 34 điểm/ 1.178 hộ/4.592 khẩu trong 50 thôn, xã, thịtrấn thuộc 5 huyện đăng ký sinh hoạt đạo tập trung. Mặc dù đạo Tin lành có xu hướng phát triển nhưng không vì thế mà Phật giáolại bị lu mờ. Hiện nay, các chùa ở Lào Cai đều đã hình thành các đạo tràng phật tử,Ban hộ tự. Toàn tỉnh có 11 tăng c ...

Tài liệu có liên quan: