
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 2 cả ty thể và lạp thể (Bảng 1.3). Năm 1988, đã biến nạp thành công ty thể của nấm men Saccharomyces cerevisiae và ty thể của tảo xanh Chlamydomonas. Thiết bị đầu tiên để chuyển gen là súng bắn gen. Máy hiện đại sử dụng khí helium nén làm đạt đến vận tốc bắn tối ưu và thao tác an toàn (Hình 1.10). Tốc độ bắn đạt 1300 m/s (so sánh với vận tốc âm thanh trong không khí 343 m/s). Tỷ lệ biến nạp hoặc hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lượng DNA/hạt vàng hoặc wolfram, tốc độ hạt, số lượng hạt, độ lớn và loại tế bào và mật độ của tế bào hoặc mô được sử dụng. Bảng 1.3. Một số gen đã được chuyển vào ty thể của thực vật bậc cao. Gen biến nạp Chức năng Gen -endotoxin của Bacillus thuringensis Kháng côn trùng 5-Enolpyruvylshikimate-3-phosphatsynthase Kháng glyphosate-(Round up) -Glucuronidase Gen chỉ thị (phản ứng tạo Neomycin-phosphotransferase màu) Kháng kanamycin Nòng súng Đĩa nhựa mang các vi đạn bằng vàng có bọc DNA Đĩa nhựa được chặn lại bởi tấm lưới Các vi đạn bằng vàng được bọc DNA Tế bào đích của thực vật Hình 1.10. Sơ đồ súng bắn gen (gene gun, bombardment). Công nghệ gen trong nông nghiệp 13 Biến nạp phi sinh học chỉ mới đạt được sự biểu hiện tạm thời (transient) của các gen ở hành, đậu tương, lúa và ngô. Sự biểu hiện tạm thời có nghĩa là gen biến nạp ban đầu hoạt động nhất thời và sau đó thì mất hoặc sự biểu hiện bị cản trở bởi sự methyl hóa DNA sau phiên mã. Chỉ một số ít biến nạp bền vững được mô tả và thực tế phương pháp này có ý nghĩa lớn đối với cây ngũ cốc. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn: Hiệu quả của phương pháp này thấp, chỉ khoảng 0,05% đỉnh sinh trưởng đậu tương tái sinh sau khi biến nạp. + DNA biến nạp không phải luôn luôn bền vững trong DNA của nhân tế bào nên thường biểu hiện tạm thời. Thường chỉ một số ít tế bào của mô được biến nạp và vì vậy không phải lúc nào cũng tái sinh được cây thay đổi gen đồng nhất. + Phần lớn phải sử dụng mô phân sinh để biến nạp, ví dụ phôi lúa hoặc dung dịch tế bào ngô. 1.1.3. Chuyển gen bằng tế bào trần Trừ tảo là sinh vật đơn bào, tế bào thực vật tồn tại ở dạng mô. Sự gắn giữ các tế bào thực hiện qua carbohydrate cao phân tử là pectin. Chúng tạo nên những cái gọi là lá mỏng trung tâm gắn các tế bào lân cận lại với nhau. Để tạo nên tế bào trần từ những mô lá trước hết cần phải phân giải pectin nhờ enzyme pectinase. Bước tiếp theo thành tế bào, phần lớn gồm cellulose, phải được phân giải nhờ enzyme cellulase. Kết quả xuất hiện tế bào tròn, không có thành (Hình 1.11), để bền vững chúng phải được giữ trong một dung dịch đồng thẩm thấu. Công nghệ gen trong nông nghiệp 14 30 µm Hình 1.11. Tế bào trần cây thuốc lá dưới kính hiển vi. Vector được sử dụng cho biến nạp tế bào trần giống như vector của biến nạp phi sinh học (Hình 1.9). DNA được biến nạp vào tế bào trần có thể thực hiện bằng hai cách: + Thứ nhất, sử dụng chất polyethyleneglycol, khi có mặt chất này các tế bào trần hòa lẫn vào với nhau và qua đó các phân tử DNA được tiếp nhận. + Thứ hai, sự biến nạp được thực hiện bằng sốc điện, gọi là xung điện. Sốc điện dẫn đến sự không phân cực ngắn của màng tế bào trần, qua đó DNA được tiếp nhận. DNA đi vào nhân và kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên vào một vị trí bất kỳ vào DNA nhân của thực vật. Về nguyên tắc bất kỳ thực vật nào cũng có thể được biến nạp bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên việc tái sinh cây hoàn chỉnh thường là khó khăn, vì vậy việc sử dụng biến nạp bằng tế bào trần bị hạn chế. 1.2. Hệ thống chọn lọc và chỉ thị Nói chung, ở tất cả các hệ thống biến nạp tỷ lệ cây tiếp nhận DNA bền vững là rất thấp. Vì vậy, người ta phải có phương pháp để phân biệt một số rất ít cây biến nạp từ một lượng lớn cây không biến nạp. Để xác định những cây được biến nạp người ta sử dụng hệ thống gen chọn lọc. Đặc biệt ưa thích là hệ thống chọn lọc trội, có nghĩa là chỉ những cây biến đổi gen có thể tái sinh và phát triển. Ngược lại, ở một hệ thống chỉ thị đơn giản như hệ thống chỉ thị GUS, thì cả những cây không biến nạp cũng tái sinh. Dĩ nhiên Công nghệ gen trong nông nghiệp 15 phương pháp n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
công nghệ gen giáo trình công nghệ gen tài liệu công nghệ gen bài giảng công nghệ gen lý thuyết công nghệ genTài liệu có liên quan:
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 1
14 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu về Công nghệ gen: Phần 1 - Nguyễn Đức Lượng (Chủ biên)
221 trang 44 0 0 -
32 trang 43 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gen và công nghệ thông tin - GS.TS Lê Đình Lương
25 trang 38 0 0 -
Tìm hiểu về Công nghệ gen: Phần 2 - Nguyễn Đức Lượng (Chủ biên)
181 trang 35 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 10
12 trang 30 0 0 -
29 trang 30 0 0
-
Đề thi tốt nghiệp THPT Sinh Học năm 2013 - Sở GD&ĐT - Mã đề 469
4 trang 29 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp Kinh tế tri thức
16 trang 28 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 9
14 trang 26 0 0 -
Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
15 trang 25 0 0 -
Phụ lục Một số thuật ngữ cơ bản
16 trang 24 0 0 -
Giải bài tập Công nghệ gen SGK Sinh học 9
3 trang 23 0 0 -
Giáo trình Công nghệ gen: Phần 2
145 trang 23 0 0 -
21 trang 23 0 0
-
Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
9 trang 23 0 0 -
Chương 1: Các enzyme dùng trong tạo dòng phân tử
15 trang 23 0 0 -
Sản xuất cây ăn quả và Ứng dụng công nghệ
198 trang 23 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 5
14 trang 22 0 0 -
Các quá trình sinh học Tế bào: Phần 1
98 trang 22 0 0