Danh mục tài liệu

Phụ lục Một số thuật ngữ cơ bản

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.89 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Adapter. Một oligodeoxyribonucleotide tổng hợp tương tự linker, nhưng có một đầu bằng và một đầu lồi 5’ tương ứng với một vị trí cắt hạn chế cho phép nối cDNA sợi đôi với các plasmid vector hoặc bacteriophage l vector có đầu tương đồng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ lục Một số thuật ngữ cơ bản Phụ lục Một số thuật ngữ cơ bản Adapter. Một oligodeoxyribonucleotide tổng hợp tương tự linker, nhưng có một đầu bằng và mộtđầu lồi 5’ tương ứng với một vị trí cắt hạn chế cho phép nối cDNA sợi đôi với các plasmid vector hoặcbacteriophage l vector có đầu tương đồng (xem thêm linker). Adenosine diphosphate (ADP). Một ribonucleoside 5’-diphosphate được cấu tạo từ adenine,đường ribose (5C) và hai gốc phosphate. ADP có tác dụng nhận phosphate trong chu trình năng lượng củatế bào. Adenosine triphosphate (ATP). Một ribonucleoside 5’-triphosphate được cấu tạo từ adenine,đường ribose (5C) và ba gốc phosphate. ATP là phân tử chứa năng lượng hóa học chính của tế bào, chủyếu được tập hợp trong ty thể (mitochondria) và lạp thể (chloroplast). Các gốc phosphate của ATP cómang các liên kết khi bị thủy phân sẽ phóng thích một năng lượng tự do lớn. Năng lượng của quá trình hôhấp hoặc quang hợp được sử dụng để tạo thành ATP từ ADP. Sau đó, ATP được biến đổi ngược trở lạithành ADP ở nhiều vùng khác nhau của tế bào, năng lượng phóng thích ra được dùng để điều khiển cácphản ứng hóa sinh nội bào. Đôi khi cũng xảy ra sự thủy phân tiếp ADP thành những AMP (adenosinemonophosphate) để phóng thích năng lượng nhiều hơn. Amino acid. Là một phân tử nhỏ mang một gốc amine (-NH3) và một gốc carboxyl (-COOH) liênkết với cùng một nguyên tử carbon. Amino acid là đơn vị cấu trúc cơ sở của chuỗi polypeptide. Có 20amino acid khác nhau trên các chuỗi polypeptide có trong tự nhiên. Trình tự sắp xếp của các amino acidtrên chuỗi polypeptide quyết định cấu trúc và chức năng của polypeptide và protein mà nó tạo thành. Ampicillin (Amp). Chất kháng sinh bán tổng hợp được dùng trong môi trường chọn lọc để chọn cáctế bào mang đột biến khuyết dưỡng hoặc chọn dòng tế bào (tái tổ hợp) mang đoạn DNA được tạo dòng. BAC (bacteria artificial chromosome). Nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn, dựa trên cơ sởplasmid F-factor, được sử dụng làm vector tạo dòng. BAC có thể tái bản trong E. coli với các đoạn chènDNA có kích thước lên đến 300 kb. Bản đồ cắt hạn chế (restriction map). Trình tự các vị trí nhận biết (recognition sites) của tất cả cácenzyme hạn chế (restriction enzyme hay restriction endonuclease, RE) trên một phân tử DNA. Bazơ đồng đẳng (analog base). Chất hóa học có cấu trúc phân tử rất giống các base bình thườngcủa DNA. Chúng có thể thay thế các nitrogen base bình thường trong DNA và hoạt động như một tácnhân đột biến. Trong lần sao chép tiếp theo của DNA, base đồng đẳng có thể bắt cặp sai với một base bìnhthường, tạo nên đột biến điểm. Ví dụ: base đồng đẳng của adenine (A) là 2-aminopurine (AP) có thể gắnvào DNA ở vị trí của adenine; trong lần sao chép tiếp đó có thể bắt cặp với cytosine (C), trong lần saochép tiếp theo nữa C kết cặp với guanine (G). Như vậy đã diễn ra sự thay thế cặp A-T bằng cặp G-C. Bazơ nitơ (nitrogen base). Loại phân tử cấu tạo nên nucleic acid (DNA và RNA). Các nitrogenbase có trong nucleic acid là adenine, guanine, cytosine và thymine (DNA) hoặc uracil (RNA). Trình tựsắp xếp của chúng dọc theo phân tử nucleic acid đã tạo nên thông tin di truyền của cơ thể sinh vật. Bắt cặp bổ sung (complementary base pairing). Sự kết hợp thành từng đôi giữa các nitrogen basenằm trên hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép DNA-DNA, DNA-RNA hoặc RNA-RNA thông qua các mốiliên kết hydrogen. Sự bắt cặp đó mang tính đặc hiệu: guanine bắt cặp với cytosine, còn adenine bắt cặpvới thymine trên DNA hoặc uracil trên RNA. Biến nạp (transformation). Là quá trình truyền DNA ngoại lai vào một tế bào nhận, chẳng hạnsphaeroplast hoặc protoplast, và có thể hợp nhất trong nhiễm sắc thể nhờ sự tái tổ hợp tương đồng hoặcđược biến đổi trong một đơn vị sao chép tự trị (autonomous replicon). Sự biến nạp có thể xuất hiện trongcác điều kiện tự nhiên ở một số vi khuẩn (ví dụ: Bacillus, Haemophilus, Neisseria và Streptococcus),nhưng ở nhiều vi khuẩn (ví dụ: E. coli) và các cơ thể sinh vật eukaryote sự biến nạp chỉ có thể xuất hiện ởnhững tế bào “thấm” được DNA bằng các phương pháp nhân tạo như: hóa biến nạp, điện biến nạp... Biến nạp bằng điện (electroporation). Kỹ thuật dùng xung điện tạo ra các lỗ thủng tạm thời trênmàng sinh chất để đưa DNA ngoại lai vào bên trong tế bào vật chủ. Biến tính (denaturation). Là hiện tượng chuyển từ dạng mạch kép sang dạng mạch đơn của DNAvà RNA thường do nhiệt gây nên. Biến tính của protein là hiện tượng chuyển từ cấu hình hoạt động thànhdạng không hoạt động. Biểu hiện của gen (gene expression). Là các quá trình phiên mã (transcription) và dịch mã(translation) của một gen để tạo ra sản phẩm protein của nó. Cặp base (base pair, bp). Là liên kết A-T hoặc C-G trên một phân tử DNA mạch kép, và là đơn vịđo chiều dài của một phân tử DNA. Chromosome walking. Kỹ thuật này dùng để lập bản đồ nhiễm sắc thể từ tập hợp các đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: