Danh mục tài liệu

Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 2

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Đánh giá thực hiện công việc" nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp. Giáo trình được kết cấu thành 5 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: phương pháp đánh giá thực hiện công việc; triển khai đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 2 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Mục tiêu chương Nội dung của chương xoay quanh các phương pháp đánh giá thựchiện công việc tổ chức/doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng tại tổchức/doanh nghiệp của mình. Sau khi trình bày và phân tích khái niệmphương pháp đánh giá thực hiện công việc trong mục 4.1, các tác giả đisâu phân tích bảy phương pháp đánh giá thực hiện công việc phổ biến,bao gồm: phương pháp thang điểm, phương pháp nhật ký công việc,phương pháp đánh giá theo tiếp cận của quản trị mục tiêu (MBO),phương pháp đánh giá theo tiếp cận quá trình (MBP), phương pháp 360độ, phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp so sánh cặp. Cuốicùng là các căn cứ lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việcđược chỉ ra và phân tích ở phần 4.3. Qua chương này, người đọc sẽ hiểu được bản chất, nội hàm củaphương pháp đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp.Người đọc cũng nắm được những ưu điểm và hạn chế của từng phươngpháp đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp và có thểvận dụng được phương pháp đánh giá thực hiện công việc trong thực tếtại tổ chức/doanh nghiệp. Tình huống dẫn nhập PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH CÔNG Công ty Cổ phần Thành Công được thành lập từ năm 1987, với tiềnthân là công ty 100% vốn nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh132xăng dầu, sản xuất các thiết bị phòng, chữa cháy và dịch vụ logistic xăngdầu... Sau 30 năm hoạt động, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt độngthành công ty cổ phần năm 2017 và tái cơ cấu chiến lược, lĩnh vực hoạtđộng của công ty gồm hai mảng chính, sản xuất vật liệu phòng cháy,chữa cháy và làm đại lý kinh doanh xăng dầu cho tổng công tyPetrolimex. Cơ cấu Ban điều hành hiện tại gồm Giám đốc, Phó tổnggiám đốc phụ trách nội chính, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh -tài chính. Các phòng ban, đơn vị hiện tại gồm Phòng Kinh doanh, PhòngDịch vụ khách hàng, Phòng vật tư - nhiên liệu, Xưởng sản xuất vật liệuphòng cháy - chữa cháy, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Nhân sự -Hành chính. Trong năm 2018, công ty tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệthống quản trị nhân sự, trong đó, đánh giá thực hiện công việc là nhiệmvụ trọng tâm trong 6 tháng đầu của công ty. Ban lãnh đạo công ty,Trưởng phòng Nhân sự - Hành chính đã tiến hành phân tích thực trạng cơcấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị và đề xuất các phương phápđánh giá với các bộ phận là phương pháp nhật ký công việc với mongmuốn kiểm soát tốt hành vi của nhân viên, từ đó, cải thiện thái độ vớicông việc và nâng cao kết quả công việc của cá nhân và đơn vị. Câu hỏi: Anh/chị hãy chỉ ra phương pháp đánh giá thực hiện côngviệc được sử dụng trong tình huống trên? Theo anh/chị, phương phápnày có những ưu, nhược điểm gì? 133 4.1. Khái niệm phương pháp đánh giá thực hiện công việc Trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc, xác định và lựa chọnphương pháp đánh giá thực hiện công việc là nội dung quan trọng đểđảm bảo được những mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc được hiểu là cách thứcđể triển khai quy trình đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanhnghiệp, nhằm phản ánh chính xác những đóng góp của mỗi bộ phận vàomục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp; những đóng góp của cá nhân ngườilao động vào việc hoàn thành mục tiêu của bộ phận trong một khoảngthời gian nhất định. Từ khái niệm này có thể thấy: Thứ nhất, phương pháp đánh giá thực hiện công việc là công cụquan trọng để phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của bộphận so với mục tiêu tổ chức/doanh nghiệp đặt ra cho bộ phận và kết quảcông việc của người lao động so với mục tiêu mà cá nhân họ được bộphận giao. Trong bối cảnh những phương pháp quản lý mới xuất hiệnngày càng nhiều, các tổ chức/doanh nghiệp cần có sự chọn lọc kỹ lưỡngphương pháp phù hợp trong quá trình triển khai đánh giá thực hiện côngviệc vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế riêng biệt. Việclựa chọn phương pháp không phù hợp không chỉ ảnh hưởng tới quá trìnhthực hiện đánh giá với đơn vị và cá nhân người lao động, mà còn ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả mà cá nhân người lao động và đơn vị nhậnđược trong chu kỳ đánh giá. Thứ hai, trong tổ chức/doanh nghiệp có thể triển khai cùng lúcnhiều phương pháp khác nhau với các đối tượng khác nhau. Phương phápđánh giá được hiểu là những công cụ phục vụ quá trình đánh giá để đảmbảo mức độ chính xác trong công tác đánh giá. Tùy từng loại hình134tổ chức/doanh nghiệp, đặc thù lĩnh vực kinh doanh, đặc thù về nhân lựcđể lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho phù hợp. Dođó, tổ chức/doanh nghiệp với nhiều đối tượng lao động khác nhau có thểkết hợp s ...