Danh mục

Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 1

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.09 MB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kế toán Pháp - Mỹ" cung cấp các kiến thức cơ bản về nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế, các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong kế toán Mỹ và kế toán Pháp. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổng quan kế toán quốc tế; đặc điểm hệ thống kế toán Mỹ; kế toán tài sản trong kế toán Mỹ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠỈ HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Phú Giang GIAO TRINH KỄTOÁN PHÁP - MỸ NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Bộ môn Kiểm toán Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Phú Giang GIÁO TRÌNH KẾTOÁN PHÁP, MỸ NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Hà Nội-2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hội nhập quốc tể về kế toán đang là vẩn đề được đặt ra ở Việt Nam. vấn đề hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải hòa nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế và các hệ thống kế toán của các nước phát triển trên thế giới. Để hoàn thiện khối kiến thức kế toán trong chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học, ngoài phần giảng dạy các môn học kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thương mại..., chương trình đào tạo của Trường Đại học Thương mại còn giảng dợy học phần Kế toán Pháp, Mỹ. Đây là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế, các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong kế toán Mỹ và kế toán Pháp. Các tài liệu liên quan đến hệ thống kế toán hiện nay mới chỉ ban hành và hướng dẫn các nội dung liên quan đến chuẩn mực kể toán Việt Nam (VAS) và các nghiệp vụ cụ thể của chế độ kế toán Việt Nam. Được sự đồng ý của Ban Giảm hiệu và Phòng Khoa học đối ngoại, Bộ môn Kiểm toán đã biên soạn giảo trình Ke toán Pháp, Mỹ. Giáo trình Kế toán Pháp, Mỹ do PGS.TS. Nguyễn Phủ Giang, Trưởng Bộ môn Kiểm toán chủ biên, các thành viên tham gia bao gồm: - PGS.TS. Nguyễn Phủ Giang: Viết các chương 3, 4, 5 - ThS. Lưu Thị Duyên: Viết chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hà: Viết chương 3, 4 - TS. Phạm Đức Hiếu: Viết chương 2 - TS. Vũ Mạnh Chiến: Viết chương 6 - Cử nhân: Đào Ngọc Hà: Thư ký 3 Giáo trình Kếtoán Pháp, Mỹ được biên soạn dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thắng chuẩn mực kế toán quốc tế, nghiên cứu những đặc thù và nội dung nghiệp vụ cơ bản của kế toán Mỹ, kế toán Pháp. Ngoài ra giáo trình còn tuân thủ nội dung của đề cương học phần Kế toán Pháp, Mỹ mẫu sổ 4 do nhà trường qui định. Mặc dù tập thể tác giả biên soạn đã có những cố gắng nhất định, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Thương mại để giáo trình được sửa chữa bổ sung cho hoàn thiện hơn. TẬP THÉ TÁC GIẢ 4 Chương 1 TỔNG QUAN VÊ KÊ TOÁN QUỐC TÊ 1.1. Lịch sử ra đời của kế toán quốc tế 1.1.1. Lịch sử hình thành kế toán quốc tế Kế toán được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, những dấu tích còn lại cho thấy kế toán ra đời từ những năm 4000 đến 3000 năm trước công nguyên. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người tất yếu dẫn đến hoạt động sản xuất. Để sản xuất con người phải đo lường được những hao phí của mỗi hoạt động sản xuất và kết quả thu được từ sản xuất. Vì vậy kế toán đã là yêu cầu không thể thiếu được của sản xuất. Và khi sản xuất càng phát triển thì kế toán thực sự trở thành một công cụ quan trọng phục vụ quản lý các hoạt động kinh tế. Khi sản xuất chưa phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin chưa nhiều, con người tiến hành phưcmg thức ghi chép hết sức giản đơn để ghi nhận những thông tin cần thiết. Do trình độ lạc hậu của sản xuất trong giai đoạn này nên xã hội chưa có của cải dư thừa, chưa có hiện tượng người bóc lột người. Bởi vậy trong thời kỳ này, kế toán được sử dụng để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Dưới chế độ phong kiến: Giai cấp địa chủ nắm trong tay những tư liệu sản xuất và bóc lột giai cấp nông nô. Kế toán trong giai đoạn này được sử dụng như một công cụ để tổ chức và lãnh đạo nền kinh té phục vụ cho giai cấp thống trị. Ngoài lĩnh vực sản xuất, kế toán còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như: Sử dụng trong các phòng đổi tiền để ghi chép các nghiệp vụ giao dịch, sử dụng trong các nhà thờ và trong lĩnh vực tài chính nhà nước. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa: Sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và sau đó là công nghiệp làm cho những quan hệ trao đổi buôn 5 bán được mở rộng, từ đó đặt ra nhu cầu phải hạch toán các mối quan hệ nảy sinh giữa người mua và người bán. Sự vận động của các tư bản cá biệt đã trở thành khách thể quan trọng của kế toán. Đặc biệt, sự vận động và tính phức tạp của các khách thể này đã là nguồn gốc ra đời của phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán. Cũng trong thời kỳ này, hệ thống các phương pháp của kế toán được hình thành và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản, các qui luật kinh tế riêng có của nó đã chi phối mục đích và tính chất của kế toán dưới chế độ xã hội này. Các nhà tư bản đã sử dụng kế toán để theo dõi, phản ánh và kiểm tra quá trình tuần hoàn của các tư bản riêng biệt - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: