Danh mục tài liệu

Giáo trình luật hành chính - Bài 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. 2. II. Khái niệm cơ quan nhà nước. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước.PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được phân thành hai loại. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động. Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền. Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình luật hành chính - Bài 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCChương II CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Bài 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. I. Khái niệm cơ quan nhà nước. 1. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. 2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. II. Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được 1. phân thành hai loại. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động. 2. Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền. 3. Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc. 4. HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.III. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. 1. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 2. Các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước. 3. CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH NỀNIV. HÀNH CHÍNH QUỐC GIA._______________________________________________________________________________________________I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.1. Khái niệm cơ quan nhà nướcBộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhànước. Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp,cơ quan hành pháp, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Theo Hiến pháp 1992, bộ máynhà nước được phác thảo như sau:Thông qua bản phác thảo, luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, khôngchỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuynhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan đứng đầu hệ thống cơquan hành pháp), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thicác văn bản mà Quốc hộ i ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiệnchức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước.Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước đượcthành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năngquản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộ i.2. Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướca. Ðặc điểm chungCơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộmáy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểmchung của các cơ quan nhà nước . Cụ thể là:1. Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chứcvà hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ:+ Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước;+ Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động.2. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền nàydo pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyềnlực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể:+ Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện phápluật;+ Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dướihình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt;+ Ðược thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định củacơ quan hành chính nhà nước cấp trên;+ Ðược đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báocáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;+ Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên t ắc tập trungdân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.3. Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương banhành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối vớicác đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biệnpháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chínhnhà nước.b. Ðặc điểm đặc thù1. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiệnhoạt động chấp hành và điều hành trên mọ i lĩnh vực của đời sống xã hộ i, trong khi đó cáccơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhấtđịnh.2. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quanquyền lực nhà nước:+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạtđộng chấp hành, điều hành. Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ t iếnhành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quanquyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.+ Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào ...