
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG I LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật hành chính, thuật ngữ hành chính được hiểu là sự quản lý của nhà nước, tức là hành chính công (còn gọi là hành chính nhà nước), xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công vụ quốc gia của bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý của bộ máy quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, cơ quan, tổ chức do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, trị an, an toàn xã hội, thoả mãn những nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp đối với toàn xã hội trong khuôn khổ hệ thống chính trị mà quyền lực nhà nước là trung tâm. Tuy nhiên, Chính phủ thực hiện chức năng của quyền hành pháp đó tất yếu phải thông qua một hệ thống tổ chức và thể chế gọi là hành chính nhà nước và có sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân, cho nên, nói đến quản lý hành chính nhà nước (hay nền hành chính công) theo nghĩa hẹp hơn là quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, là hành pháp hành động. Với ý nghĩa hành pháp là hành động, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các quy tắc chung và các quyết định hành chính cho phép hoặc mệnh lệnh một cách đơn phương và đòi hỏi phải chấp hành; có quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quyết định do nó đưa ra; có quyền xử lý các tình huống quản lý bằng quyền lực cưỡng chế đối với các vi phạm hành chính và trong các trường hợp cá nhân, tổ chức từ chối thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật cũng như trưng dụng, trưng mua tài sản của tư nhân vì lợi ích quốc gia. Đó là những quyền hạn thực hiện hàng ngày trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với phạm vi đối tượng không được định trước. Muốn thực hiện được những quyền hạn trên cần tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện những hành động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với quyền lực tự định có tính trội của hành chính nhà nước xuất hiện tuỳ thuộc vào thực tế quản lý. Và ai cũng biết rằng, hành chính là thiết chế nắm giữ bộ máy công lực theo nghĩa cưỡng chế của tổ chức, được quyền ban hành các quy định mà đời sống của nhà nước đòi hỏi hàng ngày, được ưu tiên mở rộng quyền hạn và tăng cường quyền lực cai quản và nghĩa vụ phục vụ xã hội. Vì thế, không thể không đặt hoạt động hành chính nhà nước trong sự kiểm soát của các quyền lập pháp, tư pháp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, công dân. Nhưng những hoạt động có tính chất công quyền của cơ quan hành chính nhà nước phải chấp nhận bị ràng buộc bởi pháp luật do quyền lực chung quyền lực nhà nước ban hành. Bộ máy hành chính được toàn quyền hành động cai quản và phục vụ nhưng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, tuân theo pháp luật; được tự quyết tác động quyền lực vào quyền, tự do, lợi ích chính đáng của dân, nhưng phải bồi thường thiệt hại cho dân trong trường hợp làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của họ. Những quy định theo nguyên lý như thế thuộc nội dung của Luật hành chính một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định những quyền và nghĩa vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tức là của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Đặc trưng cơ bản của Luật hành chính là các quy phạm của nó mang tính bắt buộc, cấm đoán trong điều chỉnh hành vi, thuộc các quy phạm của luật công, khác với các quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự thuộc hệ thống luật tư. Luật hành chính lồng vào các quan hệ của chính trị, của Luật Hiến pháp để điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa quyền lực và tự do, giữa xã hội và cá nhân. Tước bỏ hiệu lực của một số văn bản hành chính không giống như chấm dứt hợp đồng của các cá nhân, pháp nhân. Vì thế, chỉ có quyền lực nhà nước mới có thể tước bỏ được hiệu lực của một quyết định hành chính nhà nước. Để cho hệ thống hành pháp đứng đầu là Chính phủ phục tùng các quy phạm pháp luật thì trong mọi trường hợp phải bảo đảm các điều kiện về chính thể nhà nước, uy tín của pháp luật và sức mạnh của phán quyết của các thẩm phán. Vì vậy, Luật hành chính gắn liền với lịch sử phát triển của chính trị; chính các quan điểm chính trị được thể hiện trong đường lối, chính sách và các Hiến pháp là nền tảng triết lý của Luật hành chính. Về căn bản, những triết lý chính trị mà Luật hành chính dựa vào làm cho nội dung của Luật hành chính khá phức tạp. Thêm vào đó, sự phong phú của các quan hệ quản lý và phục vụ còn bổ sung tính đa diện của ngành luật này. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, Luật hành chính hướng sự quy định vào các vấn đề chủ yếu: tổ chức quản lý hành chính nhà nước và kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh gồm ba nhóm lớn: Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng nhất; Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát; Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật hành chính Giáo trình luật hành chính Luật hành chính Việt Nam Khoa học luật hành chính Chủ thể của luật hành chính Việt Nam Hoạt động hành chính nhà nướcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
32 trang 291 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 trang 287 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn
214 trang 237 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
138 trang 185 0 0 -
100 trang 165 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
87 trang 145 0 0 -
122 trang 139 0 0
-
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam: Phần 2
150 trang 126 0 0 -
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
90 trang 119 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên)
80 trang 110 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Ngành Luật hành chính
27 trang 97 0 0 -
26 trang 86 0 0
-
Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Ths. Nguyễn Quang Huy
100 trang 82 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Phần 1 - TS. Phan Trung Hiển
189 trang 74 0 0 -
5 trang 65 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
49 trang 60 0 0 -
Văn bản số 30/2013/QĐ-UBND 2013
27 trang 59 0 0 -
109 trang 58 0 0
-
tài liệu ôn tập chức chỉ nghiệp vụ Quản lý Nhà nước công chức_1
13 trang 58 0 0 -
Đề cương học phần Pháp luật đại cương
25 trang 57 0 0