Danh mục tài liệu

Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên)

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.52 MB      Lượt xem: 110      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Pháp luật đại cương" ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy và tài liệu học tập cho sinh viên. Giáo trình được kết cấu thành 5 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự; một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính; một số nội dung cơ bản của Luật Hình sự;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) Chương III MỘT SỐ NỘI DUNG cơ BẢN CỦA LUẬT DÂN sựI. ĐỐI TƯỢNG ĐIÈU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIÈU CHỈNHCỦA LUẬT DÂN Sự1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm nhiều ngànhluật điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Mỗi ngành luậtđiều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quanhệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh gọi là đối tượng điều chỉnh củangành luật đó. Luật Dân sự Việt Nam có đối tượng điều chỉnh riêng và phươngpháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là nhóm quan hệ nhân thânvà nhóm quan hệ tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh thương mại, lao động (Điều 1 BLDS năm 2005). Như vậy,theo quy định của Điều 1 Bộ luật Dân sự đã mở rộng phạm vi điềuchỉnh đến các quan hệ không chỉ trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân giađình mà còn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại, lao động. a/Quan hệ tài sản Quan hệ tài sản là quan hệ xã hội hình thành giữa con người vớicon người thông qua một tài sản cụ thể, tài sản đó có thể được mua,bán, tặng, cho thuê... Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định. Tàisản trong dân sự được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự, bao gồm: VVật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau: 123 - Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là các quan hệkinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụsản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợpvới quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ tài sản mà cácchủ thể tham gia mang ý chí của các chủ thể, phù hợp với các ý chícủa các chủ thể tham gia và phải phù hợp với ý chí của nhà nướcthông qua các quy phạm pháp luật Dân sự. Nhà nước dùng các quyphạm pháp luật Dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng chocác quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của nhà nước. - Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệhàng hoá tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Tuynhiên, trong thực tế vẫn có những quan hệ trong Luật Dân sự khôngcó sự đền bù tương đương như quan hệ tặng, cho, thừa kế... Nhưngnhững quan hệ này không phải là quan hệ phổ biến trong trao đổi. b/ Quan hệ nhân thân là quan hệ phát sinh chủ yếu từ lợi íchtình thần, nó liên quan đến danh dự, nhãn phẩm, uy tín của conngười. Đây là những mối quan hệ luôn gắn với một chủ thể nhấtđịnh, không thể chuyển giao được cho chủ thể khác, trừ trường hợppháp luật có quy định khác (Điều 24 BLDS, năm 2005). Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với một chủ thể nhất định,về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quyđịnh những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tựthực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó. Đồng thời quy địnhcác biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân (Điều 25 BLDSnăm 2005). Quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh có những đặcđiểm sau: - Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định vàkhông thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác.124 - Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền, vì giá trị nhânthân và giá trị tiền tệ là hai đại lượng không tương đương và không thểtrao đổi ngang giá được. Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do LuậtDân sự điều chỉnh có thể chia làm hai nhóm: + Quan hệ nhân thân gắn với tài sản, đó là những quan hệ xuấtphát từ một lợi ích tinh thần nhưng được trả một khoản tiền như tiềnnhuận bút, tiền thưởng cho phát minh sáng kiến... + Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản, là những quan hệ màtừ lợi ích tinh thần đó không thể hiện được bằng tiền như tên gọi, danhdự, nhân phẩm, uy tín... Các quyền nhân thân ngoài Luật Dân sự còn được nhiều ngànhluật điều chỉnh như Luật Hình sự, Luật Hiến pháp...2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội khácnhau nên phương pháp Nhà nước sử dụng để tác động vào các quan hệxã hội đó cũng khác nhau. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự làcách thức, biện pháp mà nhà nước tác động đến quan hệ tài sản vàquan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấmdứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội,và cá nhân. Bao gồm các phương pháp sau: a/Bình đẳng về địa vị pháp lý của chủ thể Luật Dân sự Mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản và quan hệ nhânthân do Luật Dân sự điều chỉnh đều bình đẳng với nhau về quyền vànghĩa vụ pháp lý, không phân biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xãhội, hoàn cảnh kinh tế, tí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: