
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức Chương 4 LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM 4.1. Khái quát chung về Luật Hiến pháp 4.1.1. Khái niệm Luật Hiến pháp Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập ữong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật hiến pháp do Nhà nước ban hành, điều chinh các quan hệ xã hội có liên quan đến tổ chức quyền lực Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa - xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bàn của công dân, các nguyên tác tổ chức và hoạt động cùa các cơ quan ữong bộ máy Nhà nước. 4.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh a) Đổi tượng điều chinh Luật hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhưng khác với các ngành luật thông thường chi điều chinh một loại quan hệ xã hội nhất định, luật hiến pháp điều chinh một phạm vi rộng rãi các quan hệ xã hội quan trọng nhất của một quốc gia. Đối tượng điều chinh của luật hiến pháp được chia thành các nhóm quan hệ xã hội cơ bản sau đây: - Nhóm quan hệ xã hội về chính trị, kinh tế. văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ Tồ quốc xã hội chủ nghĩa. - Nhóm quan hệ xã hội giữa Nhà nước và công dân. - Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. 104 b. Phương pháp điều chinh Phương pháp điều chỉnh cùa một ngành luật nói chung là cách thức tồ chức, biện pháp mà ngành luật ấy tác động đến những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của nó nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp vói ý chí của Nhà nước, phù hợp với các quy luật vận động khách quan và những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cùa đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Luật Hiến pháp có đối tượng điều chinh là những quan hệ xã hội cơ bàn quan trọng nhất, có tính chất là cơ sờ cho mọi quan hệ xã hội khác. Do vậy, Luật Hiến pháp sử dụng phương pháp định nghĩa, bắt buộc, quyền uy để điều chinh các quan hệ xã hội. 4.1.3. Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thảng pháp luật Vlệí Nam Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp là ngành luật giữ vị trí chù đạo vì: - Các nguyên tác được ghi nhận trong Luật Hiến pháp là tư tưởng chì đạo, chi phối mục đích và nhiệm vụ điều chỉnh cùa các chế định, các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật. - Các quy phạm, các chế định của Luật Hiến pháp là cơ sở hình thành các quy phạm chế định của các ngành luật khác. - Việc thực hiện Luật Hiến pháp tạo tiền đề cho việc thực hiện các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật. Vị trí này cùa Luật Hiến pháp được xác định bởi tính đặc thù của chủ thể và khách thể quan hệ Luật Hiến pháp, phạm vi chủ thể Luật Hiến pháp rất rộng, nhiều chù thể đặc biệt, nhũng chủ thể này đều tham gia vào hầu hết các quan hệ pháp luật thuộc các ngành luật khác. Tóm lại, Luật Hiến pháp là ngành luật chù đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nó điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bàn gắn 105 liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động cùa bộ máy Nhà nước. 4.1.4. Hiến pháp cùa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngành luật Hiến pháp được tạo thành từ nhiều văn bàn pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội và các vàn bản quy phạm pháp luật khác, được gọi là nguồn cùa luật Hiến pháp. Trong số những văn bản đó Hiến pháp là nguồn chủ yếu và quan ữọng nhất cùa Luật Hiến pháp. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của Hiến pháp gắn liền vói lịch sừ lập hiến của Nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển cùa Luật Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng chính là nghiên cứu lịch sử của Hiến pháp Việt Nam. Lịch sử ra đời và phát triển cùa Hiến pháp Việt Nam gán liền với sự ra đời và phát triển cùa Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam ra đời sau cách mạng tháng Tám năm 1945, qua mỗi thời kỳ lịch sử, Nhà nước Việt Nam đều xây dựng và ban hành Hiến pháp mới. * Hiến pháp năm 1946 Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa, trong phiên họp đàu tiên của Chính phủ, Hổ Chủ Tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cùa Chính phủ trong đó có vấn đề thứ ba là phải có một Hiến pháp dân chủ. Vì vậy, ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời đã ra sắc lệnh thành lập Ban dự thảo hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Hai tháng sau, Ban dự thào Hiến pháp đã hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố cho toàn dân thào luận đóng góp ý kiến. Dự thảo Hiến pháp được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 9/11/1946. Hiến pháp năm 1946 gồm lời nói đầu, 7 chương và 70 điều. Chương I quy định về chính thể; Chương II quy định về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương III đến chương VI quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; Chương VII quy định những vấn đề về sửa đổi Hiến pháp. 106 * Hiến pháp năm 1959 Ngay sau khi Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội thông qua, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và gian khổ. Vói chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong ba năm (1955 - 1957), ở miền Bắc chúng ta đã hàn gắn vết thưcmg chiến tranh, khôi phục kinh tế. Năm 1958, miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế ba năm nhàm cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội. v ề kinh tế và văn hóa, chúng ta đã có những tiến bộ lớn, giai cấp địa chủ phong kiến đã bị lật đổ, liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng cố vữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Pháp luật đại cương Pháp luật đại cương Luật Hiến pháp Việt Nam Luật Hành chính Việt Nam Luật Dân sự Việt Nam Luật Hình sự Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1050 4 0 -
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 trang 553 8 0 -
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
32 trang 291 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 trang 287 0 0 -
Tiểu luận: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
30 trang 248 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn
214 trang 237 0 0 -
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án
24 trang 215 2 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 209 1 0 -
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 1 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
182 trang 208 0 0 -
5 trang 203 0 0
-
Hậu quả của việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật
11 trang 191 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái
169 trang 181 0 0 -
Giáo trình luật tố tụng hành chính - Ths. Diệp Thành Nguyên
113 trang 174 0 0 -
Bài tiểu luận: Tội phạm và cấu thành tội phạm
15 trang 171 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 167 0 0 -
4 trang 164 1 0
-
Đề thi và Đáp án môn Pháp luật đại cương 2 - ĐH SPKT TP.HCM
3 trang 150 0 0 -
22 trang 149 0 0
-
Tìm hiểu về chế định quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
6 trang 140 0 0 -
50 câu hỏi ôn tập môn pháp luật đại cương
25 trang 139 0 0