Danh mục tài liệu

Giáo trình Microsoft Office 2010

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 782.44 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Microsoft Office 2010 trình bày tổng quan về máy tính, quản lý tập tin trên windows, soạn thảo văn bản với MS Word 2010, lập bảng tính trên Excel 2010, trình bày bài thuyết trình bằng PowerPoint 2010, multimedia, tìm kiếm thông tin trên internet, bài tập thực hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Microsoft Office 2010TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH Máy tính là hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễndưới dạng số hay quy luật lôgic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiệncác chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của cácthành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Khi được cung cấp một bộ dữliệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệthống. Máy tính có thể mô phỏng gần giống tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu của con ngườimột cách nhanh chóng và chính xác. Chính vì lẽ đó, ngày nay máy tính được dùng trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội. Những người mới sử dụng máy tính thường cảm thấy mơ hồ, khó hiểu và xem máy tính làmột thiết bị phức tạp, nó không thể suy nghĩ hay hiểu ý muốn của họ. Tuy nhiên, mọithông tin do người dùng cung cấp sẽ được chuyển thành các yếu tố toán học bằng cách diễntả mọi thông tin liên quan thành các số theo hệ nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1hay còn gọi là hệ đếm cơ số 2). Sau đó, máy tính sẽ tính toán dựa trên các thông tin số này.Khi máy tính kết thúc tính toán một vấn đề, kết quả của nó được hiển thị cho người sử dụngthấy thông qua thiết bị xuất như: màn hình, máy in,v.v…1. Tín hiệu và dữ liệu trong máy tính1.1. Tín hiệu trong máy tính1.1.1. Các dạng tín hiệu trong kỹ thuật Trong kỹ thuật tồn tại hai dạng tín hiệu chính là tín hiệu Analog và tín hiệu Digital, nếu aiđã từng tiếp xúc với các thiết bị điện tử như Radio Cassete, Amply, Ti vi màu thì tín hiệuhình ảnh và âm thanh trong các thiết bị này là tín hiệu Analog, còn các tín hiệu trong máytính là tín hiệu Digital.a). Tín hiệu Analog là gì? Tín hiệu Analog còn gọi là tín hiệu tương tự - là các tín hiệu trong tự nhiên như tín hiệuâm thanh, tín hiệu hình ảnh sau khi được đổi ra tín hiệu điện, các tín hiệu này có dạng hìnhSin, có điện áp tăng dần hay giảm dần. Tín hiệu Analog có vô số giá trị điện áp biến đổi theo thời gian, vì vậy việc truyền tín hiệunày đi xa thường bị biến dạng so với tín hiệu ban đầu.b). Tín hiệu Digital là gì? Hầu hết các hoạt động của máy tính đều được thực hiện với tín hiệu số (Digital), vậy tínhiệu số là gì? Chỉ cần hiểu rằng, tín hiệu số là tín hiệu chỉ có hai giá trị điện áp là: - Không có điện: biểu diễn bằng số 0. - Có điện: biểu diễn bằng số 1. Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 20134 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH Tín hiệu số do chỉ có hai mức điện áp nên việc truyền tín hiệu này đi xa rất đơn giản vàkhông gây ra méo tín hiệu, đó chính là ưu điểm của tín hiệu số.1.1.2. Khái niệm về Bit thông tin Một bít thông tin là một giá trị 0 hay 1, ví dụ đoạn tín hiệu ở trên có 7 bit.1.1.3. Khái niệm về Byte, KiloByte, MegaByte, GigaByte, TêtraByte - Trong kỹ thuật máy tính, người ta quy ước một Byte thông tin là một nhóm có 8 bit. 1K Byte = 210 Byte = 1024 Byte 1M Byte = 210 K Byte = 220 Byte 1G Byte = 210 M Byte = 230 Byte 1T Byte = 210 G Byte = 240 Byte1.2. Dữ liệu trong máy tính Khái niệm dữ liệu khác với tín hiệu ở chỗ: - Tín hiệu là thông tin truyền đi trên các dây dẫn, mạch điện. - Còn dữ liệu là thông tin lưu trong các ổ đĩa và bộ nhớ.1.2.1. Dữ liệu lưu trong bộ nhớ RAM Bộ nhớ RAM được cấu tạo nên từ các Transistor trường và tụ điện, trong bộ nhớ RAMngười ta tổ chức thành các ngăn nhớ, mỗi ngăn nhớ chứa được 8 bit thông tin, mỗi bít thôngtin đó được một hay nhiều Transistor điều khiển để lưu trạng thái 0 hay 1, ví dụ lưu trạng thái1 thì Transistor tắt còn lưu trọng thái 0 thì Transistor dẫn. Trong mỗi con IC trên thanh RAM có thể chứa tới hàng triệu ngăn nhớ và mỗi ngăn nhớđều được đánh một địa chỉ vật lý bằng mã nhị phân: Một bit => Ví dụ: Một bit nhớ trong RAM có thể có 1 tụ và 1 Transistor, nếu tụ không tích điện thìTransistor tắt cho trạng thái 1, nếu tụ tích điện thì Transistor dẫn cho trạng thái 01.2.2. Dữ liệu trong ổ cứng Dữ liệu trong ổ cứng được ghi dưới dạng từ tính vì vậy không được để ổ cứng cạnh namchâm vĩnh cửu, nó sẽ làm hỏng dữ liệu. Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCMTỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 5 Ghi dữ liệu lên đĩa cứng - Khi ghi dữ liệu lên đĩa cứng, người ta cho tín hiệu 0, 1 đi qua đầu từ, tín hiệu 0, 1 sẽ ghilên bề mặt đĩa thành các nam châm ngược chiều nhau. - Khi đọc dữ liệu trên đĩa cứng, đầu từ sẽ lướt qua bề mặt đĩa, các nam châm ngược chiềunhau sẽ tạo ra dòng điện trái chiều nhau trên đầu từ, từ đó đưa về mạch để phân tích thành tínhiệu 0, 1.1.3. Số nhị phân và số Hexa Khi còn học phổ thông, khi làm toán chúng ta chỉ quan tâm đến số thập phân. Ví dụ: cộnghai số: 200 + 40 = 240. Thế nhưng, khi cộng hai con số này trên máy tính, nó không cộngnhư bình thường mà nó thực hiện đổi hai số trên ra số nhị phân rồi thực hiện cộng hai số nhịphân lại, kết quả thu được nó sẽ đổi trả lại số thập phân rồi hiển thị ra màn hình.1.3.1. Số nhị phân là gì? Nếu đếm số thập phân là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,0,1,2,3,4,5....thì đếm số nhị phân là0,1,0,1,0,1....tức là nó chỉ có hai con số 0 và 1. Có thể đổi một số thập phân bất kỳ ra số nhị phân bằng cách, lấy số đó chia liên tiếp cho 2và lấy số dư để bên trái, sau đó đếm ngược dãy số dư, sẽ thu được số nhị phân: Ví dụ: Như vậy để cộng 200 + 40 thì máy tính sẽ thực hiện: - Đổi 200 thành 11001000 và 40 thành 101000 và sau đó thực hiện cộng hai số nhị phân 11001000 + 101000 - Công thức cộng số nhị phân như sau: 0 +0 = 0 0+1=1 ...