
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 6
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 6 56Chương 6 PHỨC HỢP HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾUI. Đại cương Phức hợp hoà hợp mô chủ yếu MHC (Major Histocompabilitycomplex) có vai trò quan trọng trong trình diện kháng nguyên và đáp ứngmiễn dịch. Các kháng nguyên hoàn toàn (dù kháng nguyên protein hoà tanhay dạng hạt, dạng kết hợp trên màng tế bào đích) không thể nào trìnhdiện ở dạng nguyên uỷ, trực tiếp với tế bào B và đặc biệt là cho tế bào T,các kháng nguyên hoàn toàn ấy phải được tế bào trình diện kháng nguyên(antigen presenting cells-APC) xử lý nghĩa là chuyển các protein có cấutrúc phức tạp thành các đoạn peptid đủ nhỏ, thẳng, phù hợp với kích thướccác rãnh gắn peptide của các phân tử MHC của chính tế bào APC đó. Các kháng nguyên lạ được tổng hợp từ bên ngoài các APC (proteinvi khuẩn, protein hoà tan) được các APC thực bào, giáng hoá một phần vàcác đoạn peptide tách từ kháng nguyên ban đầu thường được gắn với cácphân tử MHC lớp II. Phức hợp này được trình diện trên bề mặt APC vàthường được các tế bào Th CD4+ có cùng phân tử MHC lớp II nhận biết. Các kháng nguyên lạ được tổng hợp bên trong tế bào APC (proteinvirus, protein tế bào ung thư) được xử lý trong khu vực nội bào khác vớikháng nguyên đưa vào bằng hiện tượng thực bào. Các đoạn peptid mớitổng hợp thường được kết hợp với các phân tử MHC lớp I. Phức hợp nàyđược trình diện trên bề mặt các APC (còn gọi các APC là tế bào đích) vàthường được các tế bào CTL (Cytotoxic T lymphocyte, viết tắt là Tc) cóCD8+có cùng các phân tử MHC lớp I nhận biết.1. Cụm gen MHC Cụm gen MHC là một vùng chứa rất nhiều gen đa hình (đa kiểuhình) cư trú trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 6, đã rõ cách sắp xếp,còn β2- microglobulin do một gen ở nhiễm sắc thể thứ 15. Cụm gen MHCở người là một đoạn ADN có độ dài khoảng 3500 kb, được phát hiện lầnđầu tiên vào năm 1940, khi ghép mô cho các cá thể khác nhau và thấyrằng các kháng nguyên MHC là các nhóm quyết định chính của phản ứngthải ghép dị gen. Sản phẩm của cụm gen này gọi là các kháng nguyênMHC, biểu lộ trên bề mặt nhiều loại tế bào trong cơ thể. 57 Đến năm 1960 B. Benacerraf, Hugh Mc Devitt và cộng sự lạichứng minh thêm rằng đáp ứng miễn dịch là một đặc điểm di truyền trội,gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch được gọi là gen Ir (Immune response),cư trú trong cụm gem MHC. Vai trò trung tâm của gen MHC trong đápứng miễn dịch với kháng nguyên protein được chứng minh đầy đủ vàonăm 1970. Các tế bào T đặc hiệu kháng nguyên không nhận biết cáckháng nguyên hoà tan mà chỉ nhận biết kháng nguyên đã được xử lý vàtrình diện trên màng APC kết hợp với các phân tử MHC. Như vậy, MHChoạt động như là phân tử trình diện kháng nguyên và phân biệt khángnguyên lạ với kháng nguyên quen. Nó tương tác đặc hiệu với cả khángnguyên và TCR, vì vậy nó là nhóm thứ 3 của các phân tử kết hợp khángnguyên và đóng vai trò trong toàn bộ đáp ứng miễn dịch. Hai đặc tính cơ bản trên (thải ghép dị gen và kiểm soát đáp ứngmiễn dịch) của cụm gen MHC nhằm bảo vệ sự hằng đình nội môi, một đặcđiểm sinh học của cơ thể sống. Chức năng trình diện kháng nguyên của protein MHC. Protein MHC làm nhiệm vụ như là nơi trung chuyển phân tử. Nhìnchung, khi một kháng nguyên lạ bị tế bào ký chủ bắt giữ, nó sẽ bị chế biếnhoặc phân huỷ. Kháng nguyên đã qua chế biến sẽ gắn vào protein MHCtạo thành phức hệ kháng nguyên-MHC. Phức hệ này xuyên qua màng sinhchất và di chuyển dần ra mặt tế bào. Tế bào T thông qua TCR của mình sẽgắn với MHC, sau đó nhận diện được kháng nguyên lạ vì chúng đã gắnvới MHC. Các kháng nguyên lạ không gắn được vào MHC thì không đượctế bào T nhận diện. Có 2 sơ đồ trình diện kháng nguyên. Một cho protein lớp I và mộtcho protein lớp II. Theo sơ đồ lớp I thì kháng nguyên sau khi được tế bàoký chủ chế biến nhờ các enzyme phân giải, sẽ được gắn với protein MHClớp I trong lưới nội chất. Cách gắn kháng nguyên này rất quan trọng trongnhiễm virus, nơi tế bào chủ chế biến protein virus. Các peptit virus đượcgiải phóng ra là kháng nguyên lạ, sẽ tạo phức hệ với protein lớp I rồichuyển đến bề mặt tế bào.Ở đây chúng được tế bào Tc đặc hiệu peptitnhận mặt thông qua TCR đặc hiệu với phức hệ kháng nguyên-MHC, cùngvới sự trợ giúp của đồng thụ thể CD8. Về phần mình, tế bào T được kíchthích sản xuất ra lymphokine, làm tan tế bào nhiễm. Trong cơ thể, tế bào Tc thường xuyên rà soát toàn bộ quần thể tếbào để tìm kiếm các tế bào có biểu hiện kháng nguyên lạ trên mặt. Thôngthường các tế bào lành biểu hiện tất cả protein lớp I trên bề mặt, nhưng vìcác phân tử lớp I chứa peptit của mình nên không được các tế bào T nhậndiện. Tuy nhiên tế bào T sẽ nhận ra tế bào nhiễm virus bởi vì trên bề mặt 58của chúng chứa kháng nguyên virus không phải của mình nằm giáp vớiphân tử MHC lớp I là của mình. Do vậy TCR trên mặt tế bào T phải tươngtác cả với vị trí đặc hiệu kháng nguyên lạ lẫn vị trí đặc hiệu phân tử MHCcủa mình. Sơ đồ trình diện kháng nguyên thứ 2 đòi hỏi phân tử MHC lớp II.Protein lớp II được hình thành trong lưới nội chất và được tích lũy cùngvới protein bao vây (blocking protein), đó là chuỗi không đổi Ii. Chuỗi nàyngăn cản lớp II gắn với các peptide khác cũng được tạo ra trong lưới nộichất. Sau đó protein lớp II cùng Ii được chuyển vào endosom (bọng nộichất). Kháng nguyên lạ sau khi bị các tế bào APC nuốt cũng đượcchuyển vào endosom. ở đây nhờ proteinaza chúng được phân giải cùngvới protein Ii. Các peptide lạ được giải phóng ra sẽ gắn với với MHC-IItạo phức hệ chui ra ngoài màng sinh chất để trình diện tế bào T hỗ trợ. Vềphần mình, tế bào T hỗ trợ thông qua TCR và đồng thụ thể CD4 nhận mặtphức hệ kháng nguyên lạ MHC lớp II trên bề mặt tế bào APC. Khi tiếpxúc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ thuật chăn nuôi phòng trừ dịch bệnh tiêm phòng gia súc giáo trình chăn nuôi tài liệu chăn nuôiTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 180 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 68 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 55 0 0 -
60 trang 47 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Mở đầu
5 trang 46 0 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 39 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Chương 1
0 trang 35 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 35 0 0 -
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
15 trang 34 0 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 8
31 trang 33 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi cơ bản - Chương 3
37 trang 33 0 0 -
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 4
16 trang 31 0 0 -
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 2
9 trang 31 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Chương 8
29 trang 30 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu
6 trang 30 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất
2 trang 30 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi cơ bản - Chương 4
31 trang 29 0 0 -
Nông Nghiệp Chăn Nuôi - Bò Sữa part 3
5 trang 29 0 0 -
Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi heo - Chương 2
22 trang 29 0 0 -
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT - PHẦN 3
25 trang 29 0 0