Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang)
Số trang: 188
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.37 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh được biên soạn nhằm cung cấp cho người học có cái nhìn tổng quan về việc phân tích hoạt động kinh doanh ở các cá nhân, tổ chức kinh doanh để thấy được ưu điểm khuyết điểm trong quá trình kinh doanh trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang) 1 BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp cho người học có cái nhìn tổng quan về việc phân tích hoạt động kinh doanh ở các cá nhân, tổ chức kinh doanh để thấy được ưu điểm khuyết điểm trong quá trình kinh doanh trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; - Xác định được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh; - Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. - Nghiêm túc vận dụng các phương pháp vào phân tích. Nội dung chính: 1.1.Khái niệm nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: 1.1.1 Khái niệm: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 1.1.2 Nội dung: Nội dung của Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh giá quả trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ: Doanh thu = Số lượng x Đơn giá Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 2 Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ. 1.1.3 Ý nghĩa: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: 1.2.1.Phương pháp so sánh: Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: năm trước (kỳ trước), kế hoạch, dự toán, định mức, các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực,… Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. Điều kiện được so sánh: Các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất, các chỉ tiêu kinh tế phải được quan tâm về mặt thời gian và không gian. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương tiện được xem xét, mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần có, thời gian phân tích được cho phép,... - Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán phải thống nhất trên 3 mặt sau: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 3 + Phải cùng một phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp M là 200 triệu đồng, Doanh nghiệp N là 100 triệu đồng. Nếu ta kết luận doanh nghiệp M kinh doanh có hiệu quả gấp 2 lần doanh nghiệp N là chưa có cơ sở mà phải dựa trên cơ sở cùng thời gian, quy mô kinh doanh. Giả định vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp M gấp 5 lần so với vốn hoạt động của doanh nghiệp N thì kết luận doanh nghiệp N kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn doanh nghiệp M. Kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế. So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính. Ví dụ: Công ty A có 2 chỉ tiêu sau: Doanh thu tiêu thụ kế hoạch là 400 triệu đồng, thực tế 500 triệu đồng. Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch là 40 triệu đồng, thực tế là 45 triệu đồng. Hãy so sánh sự biến động và nhận xét ?. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 4 Bảng 1.1 - So sánh biến động Doanh thu, tổng quỹ lương công ty A ĐVT: Triệu đồng Biến động Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Mức % 1.Doanh thu tiêu thụ 400 500 +100 +25 2.Tổng quỹ lương 40 45 +5 +12,5 Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ (25%) nhanh hơn tổng quỹ lương (12,5%). Như vậy căn cứ vào m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang) 1 BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp cho người học có cái nhìn tổng quan về việc phân tích hoạt động kinh doanh ở các cá nhân, tổ chức kinh doanh để thấy được ưu điểm khuyết điểm trong quá trình kinh doanh trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; - Xác định được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh; - Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. - Nghiêm túc vận dụng các phương pháp vào phân tích. Nội dung chính: 1.1.Khái niệm nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: 1.1.1 Khái niệm: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 1.1.2 Nội dung: Nội dung của Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh giá quả trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ: Doanh thu = Số lượng x Đơn giá Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 2 Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ. 1.1.3 Ý nghĩa: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: 1.2.1.Phương pháp so sánh: Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: năm trước (kỳ trước), kế hoạch, dự toán, định mức, các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực,… Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. Điều kiện được so sánh: Các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất, các chỉ tiêu kinh tế phải được quan tâm về mặt thời gian và không gian. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương tiện được xem xét, mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần có, thời gian phân tích được cho phép,... - Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán phải thống nhất trên 3 mặt sau: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 3 + Phải cùng một phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp M là 200 triệu đồng, Doanh nghiệp N là 100 triệu đồng. Nếu ta kết luận doanh nghiệp M kinh doanh có hiệu quả gấp 2 lần doanh nghiệp N là chưa có cơ sở mà phải dựa trên cơ sở cùng thời gian, quy mô kinh doanh. Giả định vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp M gấp 5 lần so với vốn hoạt động của doanh nghiệp N thì kết luận doanh nghiệp N kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn doanh nghiệp M. Kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế. So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính. Ví dụ: Công ty A có 2 chỉ tiêu sau: Doanh thu tiêu thụ kế hoạch là 400 triệu đồng, thực tế 500 triệu đồng. Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch là 40 triệu đồng, thực tế là 45 triệu đồng. Hãy so sánh sự biến động và nhận xét ?. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 4 Bảng 1.1 - So sánh biến động Doanh thu, tổng quỹ lương công ty A ĐVT: Triệu đồng Biến động Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Mức % 1.Doanh thu tiêu thụ 400 500 +100 +25 2.Tổng quỹ lương 40 45 +5 +12,5 Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ (25%) nhanh hơn tổng quỹ lương (12,5%). Như vậy căn cứ vào m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích môi truờng kinh doanh Chiến lược kinh doanh Phân tích chi phí sản xuất Phân tích giá thành sản phẩmTài liệu có liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 405 1 0 -
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 trang 402 0 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 356 0 0 -
54 trang 337 0 0
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Văn Dược
117 trang 311 1 0 -
109 trang 301 0 0
-
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 238 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Phân tích hoạt động kinh doanh (Bài tập - Bài giải): Phần 1
135 trang 223 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 207 0 0