
Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật-tập 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật-tập 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu .............................................2 Chương 1. Khái quát chung về dạy học mỹ thuật ở phổ thông .............................3 Bài 1. Mỹ thuật với đời sống xã hội .................................................................................3 Bài 2. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình mỹ thuật phổ thông ..........................7 Bài 3. Đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông .....14 Bài 4. Đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông ...................................................................................................................................29 Chương 2. Phương pháp dạy học mỹ thuật .............................................................36 Bài 5. Một số phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật .....................37 Bài 6. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mỹ thuật........................64 Bài 7. Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học mỹ thuật .............................................87 Bài 8. Thực hành phương pháp và kỹ thuật dạy học......................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................99 1 MỞ ĐẦU Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm nói chung và trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng đều có các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo các cách khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất l ượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tìm hiểu những vấn đề chung về dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông; Phương pháp dạy học; Tâm lí lứa tuổi và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó, sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện, nâng cao năng lực học tập chuyên ngành và các môn học khác trong chương trình đào tạo. MỤC TIÊU - Sinh viên nắm được thực trạng dạy – học mỹ thuật ở một số tr ường phổ thông hiện nay. - Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vai trò, vị trí, nội dung, phương tiện và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật - Sinh viên tiếp cận với phương pháp dạy học mỹ thuật phổ thông: Khái niệm; nội dung cơ bản của các phương pháp, kĩ thuật dạy học; đồng thời nắm được đặc điểm các phân môn; cách sử dụng các phương pháp cho từng phân môn - Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông - Sinh viên có ý thức học tập và vận dụng được vào quá trình học tập; nâng cao nhận thức về môn học. 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vị trí, nội dung, thực trạng, phương tiện và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông hiện nay. - Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh - Sinh viên có ý thức tìm hiểu, trau dồi và vận dụng kiến thức trong học tập 3 BÀI 1: MỸ THUẬT VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Một số vấn đề chung về Mỹ thuật 1.1. Mỹ thuật là gì ? Theo Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông thì Mỹ thuật là “ từ dùng để chỉ các lại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đ ồ họa, (Từ điển Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002, tr 106). Đó là những loại hình nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối...Mỹ thuật được ra đời từ rất sớm. Các loại hình nghệ thuật trên đều có một tiếng nói chung là tạo hình tạo khối bằng một hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Do vậy, còn một cách gọi khác của Mỹ thuật là nghệ thuật tạo hình. Sự phát triển của Mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình. 1.2. Các học thuyết về nguồn gốc của Mỹ thuật. Sự ra đời của nghệ thuật là do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân “Bắt chước”, có yếu tố “Du hí”- giải trí, vui chơi, có nhu cầu “Biểu hiện”, có yếu tố “Ma thuật” và cả “kỹ thuật”; nhưng nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật là do xuất hiện sinh lực thừa, từ đó tạo ra tự do sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ. Như vậy, nghệ thuật xuất hiện khi con người đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động. 1.3. Các loại hình cơ bản của Mỹ thuật. 1.3.1 Nghệ thuật Hội họa 1.3.1.1 Khái niệm: Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các phương tiện biểu đạt: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian,... Không gian trong hội họa là không gian ảo hay còn gọi là không gian tạo hình ( phối cảnh) 1.3.1.2 Các thể loại của Hội họa: Hội họa hoành tráng: Kết hợp với kiến trúc nơi công cộng; sử dụng chất liệu bền vững như đá, gốm, đồng,.... Hội họa giá vẽ: Kích cỡ vừa đủ treo được lên tường trong phòng; thể hiện một phương diện nào đó của cuộc sống 1.3.2 Nghệ thuật Điêu khắc 1.3.2.1 Khái niệm: 4 Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng, khối, nét trong không gian ba chiều để tạo nên hình thể, thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như các phương diện của đời sống Khác với hội họa là diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, điêu khắc được thể hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều Điêu khắc được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu sử dụng các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Là nghệ th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình mỹ thuật dạy học mỹ thuật giáo dục phổ thông nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuật phương pháp giảng dạyTài liệu có liên quan:
-
7 trang 292 0 0
-
Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới - Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân
15 trang 223 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
Giáo án mầm non : Vườn trường mùa thu
3 trang 175 0 0 -
Giáo án mầm non : Tạm biệt búp bê
4 trang 163 0 0 -
8 trang 133 1 0
-
Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 1 - Phan Trọng Luận
68 trang 125 0 0 -
Hướng dẫn đổi mới cách dạy và học môn Giáo dục công dân (Tài liệu dành cho giáo viên)
45 trang 122 0 0 -
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA
7 trang 122 0 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 117 2 0 -
Đổi mới giáo dục phổ thông gắn với phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam
8 trang 117 0 0 -
Triển khai giáo dục thích ứng: Kinh nghiệm ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
17 trang 113 0 0 -
Giáo án mầm non : QUẦN ÁO CỦA BÉ
2 trang 95 0 0 -
Giáo án mầm non : Những khúc nhạc hồng
4 trang 90 0 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
Tài liệu môn học Kỹ năng mềm: Kỹ năng học tập bậc đại học - ThS. Nguyễn Đông Triều
50 trang 77 0 0 -
Giáo án mầm non : MỘT SỐ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
2 trang 72 0 0 -
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 2
114 trang 71 0 0 -
Module bồi dưỡng thường xuyên THPT - Modul 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học
69 trang 70 0 0 -
Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1
8 trang 65 0 0