Danh mục tài liệu

Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.54 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO)Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Tổ chức thương mại thế giới - WTOTổ chức thương mại thế giới - WTO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO (BẢN 3)I. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổchức thương mại quốc tế (WTO) Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thươngmại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điềuchỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chếtài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổchức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộcLiên hiệp quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tậpmột Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm với mục tiêu dự thảoHiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lậpITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộngra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tưquốc tế và dịch vụ. Công việc chuẩn bị cho hiến chương này đã được các quốc gia tiến hànhtrong năm 1946 và 1947. Từ tháng 4 đến tháng 10/1947, các nước đã tiến hànhmột hội nghị chuẩn bị toàn diện. Tại hội nghị này, bên cạnh việc tiếp tục triểnkhai các công việc liên quan đến hiến chương thành lập ITO, các nước còn tiếnhành đàm phán để giảm và ràng buộc thuế quan đa phương. Trong vòng đàm phánđầu tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởngđến khối lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giátrị thương mại thế giới. Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và tạm thờimột số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ giá trịcủa các nhân nhượng nói trên. Kết quả trọn gói gồm các quy định thương mại vàcác nhân nhượng thuế quan được đưa ra trong Hiệp đinh chung về Thuế quan vàThương mại (GATT). Theo dự kiến, Hiệp định GATT sẽ là một hiệp định phụ trợnằm trong Hiến chương ITO. Cho đến thời điểm cuối 1947, Hiến chương ITO vẫnchưa được thông qua. Chiến tranh Thế giới II vừa kết thúc, các nước đều muốnsớm thúc đẩy tự do hoá thương mại, và bắt đầu khắc phục những hậu quả của cácbiện pháp bảo hộ còn sót lại từ đầu những năm 1930. Do vậy, ngày 23/10/1947, 23nước đã ký Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời (PPA), có hiệu lực từ1/1/1948, thông qua nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận vàthực thi. Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuốicùng, tháng 3/1948, Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị về Thươngmại và Việc làm của Liên hiệp quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hội của một sốnước đã không phê chuẩn Hiến chương này. Đặc biệt là Quốc hội Mỹ rất phản đốiHiến chương Havana, mặc dù Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò rất tích cực trongviệc nỗ lực thiết lập ITO. Tháng 12/1950, Chính phủ Mỹ chính thức thông báo sẽkhông vận động Quốc hội thông qua Hiến ch ương Havana nữa, do vậy trên thựctế, Hiến chương này không còn tác dụng. Và mặc dù chỉ là tạm thời, GATT trởthành công cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948cho đến tận năm 1995, khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời. Trong 48 năm tồn tại, GATT đã tổ chức 8 vòng đàm phán: Chủ đề đàm SốNă Địam điểm/Tên phán nướ c Thuế quan 2194 Geneva 37 Thuế quan 1194 Annecy 39 Thuế quan 3195 Torquay 81 Thuế quan 2195 Geneva 66 Thuế quan 2196 Geneva 60- (Vòng196 Dillon)1 Thuế quan và 6196 Geneva các biện pháp 24- (Vòng chống bán phá196 Kenedy) giá7 Thuế quan, các 1197 Geneva biện pháp phi 03- (Vòng quan thuế, các 2197 Tokyo) hiệp định9 khung Thuế quan, các 1198 Geneva biện pháp phi 26- (Vòng thuế, quan 3199 Uruguay) dịch vụ, đầu4 tư, sở hữu trí tuệ, giải quyết chấp, tranh hàng dệt, nông nghiệp, thành ...

Tài liệu có liên quan: