
Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) Chương 5 DỒN BẨY KINH DOANH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN Trong vật lý cũng như trong chính trị, khái niệm đòn bẩy (Leverage) được sử dụng khá phổ biến để chỉ những lực lượng hoặc những ảnh hưởng đặc biệt cho phép tạo ra những kết quả lớn hơn mức thông thường từ một hành động nhất định. Trong kinh doanh, khái niệm đòn bẩy cũng được sử dụng để nhấn mạnh việc sử dụng các chi phí có tính chất cố định nhằm khuyếch đại thu nhập tại một mức hoạt động nhất định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, đòn bẩy cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp tạo ra kết quả cao hơn khi mọi việc diễn ra thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những kết quả không mong muốn trong những điều kiện bất lợi. Chẳng hạn, trong ngành hàng không của nhiều nước trên thế giới, là một ngành có lượng chi phí cố định là rất đáng kể, nhiều năm trước đây đã có thu nhập cao nhờ các điều kiện kinh tế thuận lợi, doanh số cao và lãi suất của các khoản nợ là khá thấp. Nhưng bưởc vào những năm 90, đòn bẩy dưới dạng chi phí cao của các tài sản cố định và lãi suất đã đẩy ngành công nghiệp này vào thế hết sức khó khăn, thậm chí không ít hãng hàng không đã phải tuyên bô' phá sản hoặc bán lại. 5.1. Khái lược về đòn bẩy trong kinh doanh Giả sử bạn đang tiếp cận với một cơ hội để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của riêng mình. Bạn sẽ tiến hành các hoạt động sản xuất và tham gia vào một phần của thị trường công nghiệp. Bạn sẽ phải đôì mặt với 2 quyết định căn bản. Thứ nhất, bạn phải quyết định lượng máy móc thiết bị và công xưởng có chi phí cố định sẽ được dùng cho quá trình sản xuất. Bằng cách lắp đặt các thiết bị tinh vi và hiện đại, bạn có thể loại trừ đáng kể lượng lao động trong quá trình sản xuất. Nếu khối lượng sản xuất và tiêu 127 thụ là lớn, công việc của bạn sẽ tốt vì hầu hết chi phí của bạn là cố định. Tuy nhiên, nếu sản lượng sản xuất và tiêu thụ nhỏ, bạn sẽ phải đốỉ mặt với khó khăn do phải chi trả cho các chi phí mang tính cố định của các máy móc thiết bị và công xưởng của mình. Nếu quyết định sử dụng lao động đắt hơn thay cho máy móc, bạn sẽ làm giảm cơ hội thu lợi nhưng đồng thời bạn sẽ giảm được rủi ro của mình bởi trong trường hợp khó khăn, bạn có thể sa thải một phần lao động để giảm chi phí. Thứ hai, bạn có thể cân nhắc việc quyết định cách thức tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu dựa vào tài trợ bằng nợ và hoạt động kinh doanh thành công, bạn sẽ tạo ra một lượng lợi nhuận đáng kể cho mình với tư cách là chủ sở hữu và chỉ phải trả khoản chi phí cố định của nợ. Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh diễn ra không trôi chảy, trách nhiệm theo hợp đồng đốỉ với các khoản nợ có thể sẽ đẩy bạn tới phá sản. Một giải pháp thay thế là bạn quyết định bán cổ phần thay vì đi vay, một cách thức sẽ làm giảm lợi nhuận tiềm tàng nhưng lại cho phép giảm rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Trong 2 tình huống trên, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định rõ ràng về việc sử dụng đòn bẩy. Trong trường hợp bạn quyết định hành động theo hướng sử dụng chi phí cố định cho hoạt động kinh doanh của công ty, bạn đang ứng dụng đòn bẩy hoạt động. Trong trường hợp bạn quyết định sử dụng nợ tài trợ cho hoạt động của công ty, bạn đang ứng dụng đòn bẩy tài chính. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về mỗi loại đòn bẩy này và việc kết hợp ảnh hưởng của chúng trong hoạt động kinh doanh của các công ty. 5.1.1. Đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh bốì cảnh trong đó các công ty sử dụng các chi phí hoạt động mang tính cố định trong quá trình kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận của mình. Thông thường, các chi phí hoạt động của một công ty có thể được phân thành các chi phí cố định, chi phí biến đổi hoặc chi phí nửa biến đổi. Các chi phí cố định thường bao gồm: chi phí thuê mua; chi phí khấu hao; tiền lương hành chính và thuế tài sản (nếu có). Các chi 128 phí biến đổi thường bao gồm: Nguyên vật liệu; tiền lương của các bộ phận sản xuất và hoa hồng bán hàng. Các chi phí nửa biến đổi có thể bao gồm: chi phí sửa chữa và bảo dưỡng; một số chi phí dịch vụ. Trong thực tế, thường khó tách biệt hoàn toàn giữa các loại chi phí này, nhất là tách biệt giữa chi phí biến đổi và chi phí nửa biến đổi. Để thuận tiện và đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta kết hợp chi phí biến đổi và nửa biến đổi thành chi phí gọi chung là chi phí biến đổi. Mặt khác, cần lưu ý rằng, việc phân chia chi phí như trên chỉ mang tính tương đốì vì xét trong dài hạn mọi chi phí đều là biến đổi. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích hoà vôh để đánh giá ý nghĩa của việc sử dụng nhiều tài sản cố định đối với một công ty. Phân tích hoà vốn Hình 5.1 dưói đây sẽ được sử dụng nhằm xem xét mốĩ quan hệ giữa chi phí, lợi nhuận vái sản lượng và tìm ra mức tài sản cố định hiệu quả nhất công ty nên áp dụng. Trong hình này, số lượng sản phẩm làm ra và tiêu thụ được thể hiện trên trục hoành, thu nhập và chi phí được thể hiện trên trục tung. Tổng Hình 5.1. Biểu đồ hoà vốn: công ty có đòn bẩy 129 Trưởc hết lưu ý rằng chi phí cố định là 60 triệu đồng không phụ thuộc vào sản lượng và chi phí biến đổi là 800 đồng trên 1 đơn vị sản phẩm được cộng thêm vào để xác định tổng chi phí tại bất kỳ điểm nào. Đường tổng thu nhập được xác định bằng cách nhân đơn giá (2000 đ/1 sản phẩm) với tổng sản phẩm tiêu thụ. Đường tổng chi phí và đường tổng thu nhập giao nhau tại điểm hoà vốn, tại đó số lượng sản phẩm tiêu thụ là 50.000 đơn vị. Điểm hoà vốn đôì với công ty cũng có thể được xác định đơn giản bằng công thức sau: Chi phí cố định BE = ... ....... .............. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị tài chính Giáo trình Quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp Đòn bẩy kinh doanh Báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp Thanh lý tài sản doanh nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 514 18 0 -
18 trang 465 0 0
-
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 435 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 387 10 0 -
3 trang 331 0 0
-
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 287 0 0 -
26 trang 242 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
4 trang 241 0 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 (2016)
209 trang 223 6 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 223 0 0 -
10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp 'bại liệt', bạn đã biết chưa?
5 trang 205 0 0 -
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 163 0 0 -
14 trang 153 0 0
-
5 trang 153 4 0
-
Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT!
135 trang 153 0 0 -
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 trang 148 0 0 -
52 trang 117 0 0
-
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 8: Tài chính hành vi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
27 trang 117 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1
141 trang 117 0 0 -
Tiểu luận: Điểm gãy cấu trúc trong mối liên hệ tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực
27 trang 113 0 0