Danh mục tài liệu

Giáo trình Sinh lý bệnh thú y: Phần 2

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1. Phần 2 của cuốn giáo trình "Sinh lý bệnh thú y" tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc một số nội dung về sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt-sốt, sinh lý bệnh các cơ quan hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt một số nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý bệnh thú y: Phần 23.2.2. Nguyên nhân bên trong- Hiện tượng hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng(viêm do tắc động mạch).- Do viêm đặc hiệu, do phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể: phản ứngtuberculin, viêm, hiện tượng Arthus, viêm cầu thận...Trong thực tế hai nguyên nhân này khó phân biệt, thường nguyên nhân bên ngoàitác động dẫn tới những biến đổi, mà những biến đổi đó lại tạo ra nguyên nhân bêntrong. Vì vậy cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để xác định nguyên nhân nào làchủ yếu.3.3. Biểu hiện của viêmCăn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của viêm, người ta mô tả viêm có nhữngbiểu hiện sau:- Đỏ (Redness): màu sắc trên bề mặt vùng viêm thay đổi tuỳ theo sự phát triển củachứng viêm. Giai đoạn đầu tất cả các mạch máu đều có hiện tượng sung huyết, trongcác mạch quản (mao mạch, những mạch máu nhỏ) đều chứa đầy máu nên vùng viêmcó màu đỏ tươi Sau đó mạch máu giãn ra, máu ứ lại (sung huyết tĩnh mạch) do lưulượng máu chảy chậm, tổ chức thiếu oxy, vùng viêm chuyển sang màu tím bầm.- Sưng (Swelling): do dịch rỉ viêm, bạch cầu, hồng cầu thấm ra tổ chức. Mạchmáu bị sung huyết, máu dồn về tổ chức vùng viêm. Ngoài ra còn do hiện tượng tăngsinh tế bào tổ chức gây nên.- Nóng (Heat): do có hiện tượng sung huyết cục bộ, quá trình trao đổi chất vùngviêm tăng lên, nhiệt lượng sản sinh ra mạnh làm cho tổ chức vùng viêm bị viêm nónghơn bình thường.- Đau (Pain): do đầu mút thần kinh cảm giác vùng viêm bị dịch rỉ viêm (trong dịchrỉ viêm có nhiều ton H+, kích thích tế bào tổ chức và tế bào tổ chức bị dịch rỉ viêmchèn ép gây nên. Mức độ đau không giống nhau, nó phụ thuộc vào tính chất của tế bàotổ chức, mức độ phân bố của thần kinh cảm giác đến vùng viêm. Ví dụ viêm ở da,màng xương cảm giác đau rõ rệt hơn viêm ở các tổ chức khác.- Rối loạn chức năng (Loss of Function): khi bị viêm thường làm cho cơ năngvùng viêm bị giảm như viêm khớp, viêm cơ, sự vận động của khớp xương và của cơ bịtrở ngại, con vật sẽ bị què, đi đứng khó khăn. Nhưng cũng có trường hợp tổ chức bị87viêm nhưng hoạt động của cơ năng lại mạnh lên như viêm tuyến nước bọt, nước bọt lạitiết ra nhiều hơn bình thường.3.4. Những biến đổi chủ yếu trong ổ viêmTại ổ viêm, có bộ ba biến đổi chủ yếu sau đây:- Rối loạn tuần hoàn- Rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức- Tăng sinh tế bàoSự phân chia như vậy có tính chất tương đối để cho dễ hiểu nhưng trên thực tếchúng đan xen và liên quan chặt chế với nhau.3.4.1. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêmThường xuất hiện sớm, dễ nhận thấy nhất; xảy ra ngay sau khi yếu tố gây viêm tácđộng lên cơ thể. Conheim đã mô tả hiện tượng này khi ông gây viêm thực nghiệm trênmàng treo ruột ếch, hoặc màng chân ếch. Theo ông có thể nhìn thấy bốn hiện tượngsau đây của rối loạn tuần hoàn là rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyênmạch và hiện tượng thực bào.3.4.1.1. Rối loạn vận mạchNgay sau yếu tố gây viêm tác động, tại chỗ lần lượt có các hiện tượng:- Co mạch: xảy ra rất sớm và rất ngắn có tính phản xạ, do thần kinh co mạch hưngphấn làm các tiểu động mạch co lại. Hiện tượng này chỉ kịp quan sát khi gây viêmthực nghiệm. Về lâm sàng, nó ít có ý nghĩa nhưng về sinh học nếu không có nó thìkhông có chuỗi phản ứng dây chuyền tiếp theo: giãn tiểu động mạch, tạo sung huyếtđộng mạch.- Sung huyết động mạch: xảy ra ngay sau co mạch, thoạt đầu do cơ chế thần kinhvà sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch. Thần kinh giãn mạch bịhưng phấn làm giãn các mao động mạch, máu tới nhiều, huyết áp tăng gây nóng và đỏổ viêm. tình trạng hưng phấn này do phản xạ sợi trục. Cơ chế giãn mạch thể dịch là dotác dụng lý hóa của các sản phẩm từ ổ viêm như tăng ton H+, K+, tăng các chất nhưhistamin, polypeptit...- Sung huyết tĩnh mạch: khi quá trình thực bào bắt đầu yếu đi đưa đến giảm sunghuyết động mạch chuyển dần sang sung huyết tĩnh mạch. Lúc này các mao tĩnh mạchgiãn rộng, dòng máu chảy theo nhịp tim, sau đó chậm dần, có hiện tượng đong đưa, rồicuối cùng ngừng lại. Cơ chế là thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây giãn mạch ứlại nhiều hơn tại ổ viêm. Trên lâm sàng, xác định sung huyết tĩnh mạch bằng các dấuhiệu bên ngoài: ổ viêm bót nóng, từ màu đỏ tươi sang màu tím sẫm, phù giảm, cảmgiác đau giảm chuyển sang đau âm ỉ. Vai trò sinh lý của sung huyết tĩnh mạch là dọnsạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng88của tác nhân gây bệnh.- Ứ máu: Sau sung huyết tĩnh mạch là giai đoạn ứ máu mà cơ chế là do:+ Thần kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt, tác dụng của những chất giãnmạch như histamin, prostaglandin (PG), leucotrien (LT)... làm tăng tính thấm đến mứcmáu quánh đặc. Độ nhớt máu tăng rất cao, tạo ma sát lớn.+ Bạch cầu bám vào thành mạch nhiều hơn, cản trở lưu thông máu.+ Tế bào nội mô hoạt hóa và phì đại, xuất hiện nhiều phân tử bám dính làm cho sựvận chuyển máu khó khăn.+ Nước tràn vào tổ chức kẽ gây phù, chèn ép vào thành mạch.+ Hình thành huyết khối trong lòng mạch gây tắc mạch.Hiện tượng ứ máu có vai trò cô lập ổ viêm, khiến yếu tố gây bệnh không thể lanrộng, đồng thời tăng cường quá trình sửa chữa.3.4.1.2. Hình thành dịch rỉ viêm (Exudation)Dịch rỉ viêm là các sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm xuất hiện ngay từ khi sung huyếtđộng mạch bao gồm nước, các thành phần hữu hình và thành phần hoà tan. Trong đóđáng chú Ý nhất là các chất có hoạt tính sinh rỉ.* Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm:Dịch rỉ viêm được hình thành do ba yếu tố chính:- Do tăng áp lực thuỷ tĩnh trong các mạch máu tại ổ viêm, có vai trò chủ yếu ở giaiđoạn sung huyết động mạch, gây phù tại ổ viêm.- Do tăng áp lực keo: các chất có hoạt tính như con H+, NO (nước oxit), histamin,PG (prostaglandin)… tác động vào thành mạch làm giãn các khe giữa các tế bào nộimô thành mạch, làm tăng thấm mạch, gây thoát protein (và cả các thành phần hữuhình). Có vai trò rất lớn ở giai đoạn sung huyết tĩnh mạch và làm cho dịch rỉ viêm giầuprotein. Tăng áp lực thẩm thấu ...