Danh mục tài liệu

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 917.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các loại văn bản: văn bản hành chính, văn bản hợp đồng; xác định được hình thức, nội dung và quy trình soạn thảo văn bản; Liên hệ với thực tiễn vận dụng kiến thức đã học soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng và các hợp đồng dân sự, thương mại cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN Trình độ: Cao đẳngNghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 2020 1 LỜI GIỚI THIỆU Soạn thảo văn bản là hoạt động tồn tại thường xuyên, liên tục và xuyên suốttheo sự tồn tại của cơ quan, tổ chức. Công tác này rất quan trọng diễn ra hàngngày trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hệ thống cơ quan quyền lựcnhà nước và cơ quan hành chính nhà nước. Để xây dựng và ban hành văn bản có chất lượng, người soạn thảo cần cókiến thức nhất định về pháp luật, về ngôn ngữ, về kinh tế - xã hội. Việc soạn thảovà trình bày văn bản không thể tùy tiện mà phải dựa vào những cơ sở pháp lý. Đặcbiệt khi các cơ sở pháp lý có sự thay đổi thì những người làm công tác liên quanđến xây dựng văn bản cần cập nhật thông tin nhằm đảm bảo tính quy phạm củacông tác này. Do tầm quan trọng như thế nên nội dung Soạn thảo văn bản được đưa vàohầu hết các chương trình đào tạo sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp trong cả nước, đặc biệt là cho sinh viên ngành luật. Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bảnvề các loại văn bản nhà nước, về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đồng thờicung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề liên quan đếnthẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạmpháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học mônnày phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung vềnhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp. Môn học Soạn thảo văn bản gồm có 4 bài, cụ thể: • Bài 1: Khái quát chung về văn bản và văn bản nhà nước • Bài 2: Tổng quan về văn bản quy phạm pháp luật • Bài 3: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và bản sao văn bản • Bài 4: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức Tác giả Nguyễn Thị Phượng 2 BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚCI- KHÁI NIỆM VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC1. Khái niệm văn bản Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu haybằng ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thôngtin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này thì bia đá, hoành phi, câu đối,chúc thư, tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, công văn, khẩu hiệu, băng ghiâm, bản vẽ ... đều được gọi là văn bản. Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hìnhthành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức. Theo nghĩanày, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chứcnhư nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn, thông báo, báo cáo ... đều được gọi làvăn bản. Văn bản là bản viết hoặc bản in mang nội dung là những gì cần được lưu lạilàm bằng.2. Khái niệm và phân loại văn bản nhà nước Văn bản nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhànước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, tên loại do pháp luật quy định nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội hoặc để giải quyết những sự việc cụ thể thuộc phạm vinhiệm vụ của mình. Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về côngtác văn thư thì văn bản nhà nước được chia thành hai loại: - Văn bản quy phạm pháp luật; và - Văn bản hành chính.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được banhành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật. Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩmquyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượngkhi rơi vào trường hợp đã nêu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật. Cácđối tượng tác động của chúng luôn luôn chung, trừu tượng, không có địa chỉ cụ thể.Ví dụ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, LuậtĐất đai năm 2013, v.v. . . . Các văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằmthực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hànhchính trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đây là loại văn bản được sử dụn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: