
Giáo trình Soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ NGÀNH/NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤPBan hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCTM ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười. Tháp Mười, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ được biên soạn theo kếhoạch chung của Sở Lao động – Thương binh và xã hội Đồng Tháp thực hiện lựachọn, chỉnh sửa giáo trình đào tạo nhầm cung cấp giáo trình đào tạo cho nghềcông tác xã hội trên địa bàn tỉnh như là một phần của đóng góp thực hiện của“Đề án phát triển Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trongQuyết định 32/2010 – QĐ/TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng3 năm 2010. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ýkiến góp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đạihọc Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhómtác giả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và nhữngcông cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề côngtác xã hội. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để cóthể điều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập củamọi người./. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2019 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn Cường CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ Mã số môn học: MH09 I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí môn học: Soạn thảo văn bản là môn cơ sở quan trọng của chươngtrình đào tạo trung cấp nghề công tác xã hội. - Tính chất của môn học: Là môn lý thuyết cơ sở bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày được lý thuyết về văn bản Nhà nước. + Trình bày được những nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản trong việc soạn thảo văn bản. + Trình bày được kỹ thuật cơ bản trong công tác văn thư và lưu trữ hồ sơ. + Trình bày được các nguyên tắc và kỹ thuật viết văn bản theo chuẩn mực quốc gia phù hợp với phát triển và cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Kỹ năng: + Soạn thảo được các loại văn bản quản lý hành chính thông thường và văn bản liên quan đến công tác xã hội. + Soạn thảo một số văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường liên quan đên công tác xã hội. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong soạnthảo văn bản và quản lý hồ sơ. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Mục tiêu: - Trình bày được các loại văn bản trong hệ thống hành chính của Việt Nam - Trình bày được những quy định chung về thể thức văn bản theo quy định - Sử dụng thành thạo ngôn ngữ, văn phong hành chính và diễn đạt trongsáng, dễ hiểu.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1.1. Khái niệm văn bản Theo nghĩa chung nhất, văn bản là chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay nói chungnhững ký hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang mộtnội dung, ý nghĩa trọn vẹn. Theo cách hiểu này bia đá, hoành phi, câu đối ở đềnchùa; chúc thư, văn khế; tác phẩm văn học hoặc khoa học, kỹ thuật; công văn,giấy tờ, khẩu hiệu...ở cơ quan, tổ chức được gọi chung là văn bản. Trong lịch sử nhân loại, quản lý được thực hiện không chỉ qua truyền khẩumà còn thông qua phương tiện ngôn ngữ mà hình thức cao nhất là văn bản. Từkhi Nhà nước xuất hiện thì văn bản được sử dụng như một công cụ quản lý vàđiều hành xã hội. Lúc này văn bản thể hiện ý chí và quyền lực của giai cấp thốngtrị. Thật vậy, dù là sơ khai, Nhà nước cũng vẫn phải ghi lại những hoạt động,truyền đạt các mệnh lệnh, liên hệ từ trên xuống dưới hay yêu cầu báo cáo từdưới lên trên hay giữa quốc gia này với quốc gia khác. và toàn bộ những việc đóđược thực hiện thông qua phương tiện chính là văn bản. Với ý ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình nghề Công tác xã hội Giáo trình Soạn thảo văn bản Lưu trữ hồ sơ Soạn thảo văn bản Văn bản quản lý nhà nướcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản và công tác văn thư, lưu trữ: Phần 1
169 trang 371 0 0 -
Giáo trình Tin học văn phòng: Phần 2
17 trang 340 0 0 -
56 trang 210 0 0
-
43 trang 206 2 0
-
Các bước tổ chức một buổi hội nghị, hội thảo
6 trang 203 0 0 -
Giáo trình Tin học văn phòng: Phần 1
23 trang 181 0 0 -
Giáo trình Văn bản và phương pháp soạn thảo văn bản trong quản lý: Phần 2
167 trang 173 0 0 -
Giáo trình Tin học văn phòng (Ngành: Quản trị mạng) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
49 trang 165 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm: 'Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học ở trường THPT'
8 trang 144 0 0 -
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - Vi Hồng Thắm
90 trang 136 0 0 -
Giáo trình Khai thác phần mềm ứng dụng
247 trang 114 0 0 -
Trắc nghiệm môn Soạn thảo văn bản hành chính có đáp án
31 trang 112 0 0 -
88 trang 112 1 0
-
Đề cương học phần Tin học đại cương
23 trang 108 0 0 -
Giáo trình mô đun Soạn thảo văn bản (Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
92 trang 95 1 0 -
128 trang 92 0 0
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản và công tác văn thư, lưu trữ: Phần 2
79 trang 91 0 0 -
87 trang 71 0 0
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 2 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
278 trang 68 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về lao động: Phần 2
65 trang 66 0 0