Danh mục tài liệu

Giáo trình Thanh toán quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Trần Hoàng Ngân

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.78 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương tức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa tổ chức nhập khẩu và tổ chức xuất khẩu. Trong phần 2 của giáo trình này sẽ trình bày về một số phương tức thanh toán quốc tế như: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức giao chứng từ nhận tiền, phương thức tín dụng chứng từ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thanh toán quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Trần Hoàng Ngân Thanh Toán Quốc Tế CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ Phương tức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa tổ chức nhập khẩu và tổ chức xuất khẩu. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau:  Phương thức chuyển tiền (T/T)  Phương thức ghi sổ (open account)  Phương thức nhờ thu trơn (Clean collection) và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection – D/P, D/A).  Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD)  Phương thức tín dụng chứng từ (D/C – L/C) 1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, tổ chức nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định thanh toán cho người hưởng lợi (người bán, tổ chúc xuất khẩu, người nhận tiền) ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định. 1.1. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH NHIỆM VỤ Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan  Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, nhập khẩu)  Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (Ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở tài khoản tiền gởi ngoại tệ).  Ngân hàng chi trả.  Người nhận tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu…) Quá trình thanh toán như sau: (4) T/T NH NH Trang 27 Thanh Toán Quốc Tế (3) Báo nợ (2) Lệnh chi (5) Báo có (1) HH NK XK BCT Tuy nhiên trong thực tế, các bước trên có thể thay đổi thứ tự, nhưng phải được thoả thuận chi tiết trong hợp đồng. Có thể tổ chức nhập khẩu phải thanh toán trước một tỷ lệ % giá trị hợp đồng trước khi nhận được Bộ chứng từ giao hàng, nhưng cũng có khi nhận hàng sau một thời gian rồi mới thanh toán. Phương thức chuyển tiền  T/T – Telegraphic Transfer  M/T – Mail Transfer 1.2. NHẬN XÉT Trong phương thức chuyển tiền Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc trách nhiệm gì cả. Việc trả tiền phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Vì vậy quyền lợi của hai bên không được đảm bảo, nên được sử dụng cho các khoản thanh toán tương đối nhỏ và giữa hai đơn vị thân tín. 2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (Open Account) Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà việc thanh toán các khoản nợ, được tập hợp và thanh toán cùng một lúc vào thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý). Thông thường phương thức này áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau. 3. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU (Collection of Payment) Phương thức thanh toán Nhờ thu được thực hiện theo bản “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu” do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, số xuất bản 522 – năm 1995 có gía trị hiệu lực kể từ ngày 1/1/1996 (The Uniform Rules for Collection – ICC PUB No. 522 – 1995 Revision). 3.1. KHÁI NIỆM VỀ NHỜ THU Trang 28 Thanh Toán Quốc Tế Phương thức nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của Ngân hàng đối với các chứng từ quy định theo đúng chỉ thị nhận được nhằm để:  Chứng từ đó được thanh toán hoặc được chấp nhận  Chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận  Chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác. Chứng từ (Documents)  Chứng từ tài chính (Financial documents): hối phiếu (bills of exchange), lệnh phiếu (promissory notes, Séc (cheques) hay các phương tiện tương tự.  Chứng từ thương mại (Commercial documents): hoá đơn (invoices), chứng từ vận tải (transport documents), giấy chứng nhận số lượng - trọng lượng – chất lượng, phiếu đóng gói, phiếu kiểm dịch vệ sinh… Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế (xem saùch trang 248 –281)  Commercial invoice (Hoá đơn thương mại)  Packing list (Phiếu đóng gói)  Specification (Bảng kê chi tiết)  Certificate of origin – C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ)  Insurance policy or certificate (Đơn hoặc GCN bảo hiểm)  Certificate of quantity (Giấy chứng nhận số lượng)  Certificate of weight (Giấy chứng nhận trọng lượng)  Certificate of quality (Giấy chứng nhận chất lượng)  Sanitary Certificate (Giấy chứng nhận vệ sinh)  Phytosanitary Certificate (GCN kiểm dịch vệ si ...