Danh mục tài liệu

Giáo trình Tổng quan du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Số trang: 85      Loại file: docx      Dung lượng: 190.77 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tổng quan du lịch nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Một số vấn đề cơ bản về du lịch và khách du lịch; quá trình hình thành và phát triển du lịch thế giới và Việt Nam; một số khái niệm cơ bản về du lịch; các loại hình du lịch; các điều kiện phát triển du lịch và các loại hình du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổng quan du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCMMỤC LỤCChương I: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3 Chương I: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu củamôn học Tổng quan du lịch. Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu trong họctập học phần này.I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu Tổng quan du lịch nghiên cứu tổng hợp các hoạt động du lịch; phân tích và tìmhiểu mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận chủ yếu: khách du lịch (chủ thể dulịch), tài nguyên du lịch (khách thể du lịch) và ngành du lịch (môi giới du lịch); tìmhiểu và vận dụng các qui luật của hoạt động du lịch.2. Mối quan hệ giữa Tổng quan du lịch với các môn khoa học - Tổng quan du lịch với các lĩnh vực khoa học tự nhiên: địa lý, địa chất, khoahọc về môi trường, sinh thái học, y học... - Tổng quan du lịch với các lĩnh vực khoa học xã hội: lịch sử, văn hóa du lịch,tâm lý và giao tiếp du khách, âm nhạc, văn học, nghệ thuật, thể thao... - Tổng quan du lịch với các lĩnh vực khoa học kinh tế: quản trị khách sạn, quảntrị lữ hành, kinh tế du lịch, kế toán du lịch, thị trường du lịch,... - Tổng quan du lịch liên quan đến một số lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ: kỹthuật buồng, bàn, pha rượu, hướng dẫn du lịch, tiếp thị, quảng cáo, các kiến thức vềchính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, tin học,... Như vậy, có thể xem môn Tổng quan du lịch như là một tích hợp kiến thức củatất cả các ngành, các lĩnh vực khoa học có liên quan nhằm mục đích nhận thức quiluật vận động và tổ chức hoạt động du lịch đạt hiệu quả tối ưu.II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU1. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của hoạt động du lịch - Du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu tạo thành: khách du lịch,tài nguyên du lịch và ngành du lịch. - Khách du lịch (chủ thể du lịch): là nhân tố cầu trong quan hệ cung - cầu củahoạt động du lịch, là nguồn cung ứng du khách cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm vàdịch vụ du lịch. - Tài nguyên du lịch (khách thể du lịch): là cơ sở để hình thành các sản phẩm dulịch nhằm thỏa mãn cho nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần và vật chất của dukhách. - Ngành du lịch (đóng vai trò môi giới du lịch): cung cấp các dịch vụ phục vụdu khách.Chương I: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 42. Nghiên cứu nội dung, loại hình và hình thức biểu hiện của hoạt động du lịch2.1. Về nội dung Tổng quan du lịch tập trung nghiên cứu: các khái niệm cơ bản về du lịch; quátrình sản xuất và cung ứng các sản phẩm về dịch vụ du lịch; nhu cầu du lịch và khảnăng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của du khách.2.2. Về loại hình du lịch Tổng quan du lịch tiếp cận nghiên cứu sự hình thành các loại hình du lịch nhưdu lịch sinh thái, du lịch văn hóa...3. Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với hoạt động du lịch Giữa du lịch và kinh tế, văn hóa - xã hội là mối quan hệ hai chiều, qui định, phụthuộc và bổ sung cho nhau.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Quan điểm nghiên cứu1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống giúp nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi mộtphân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc vàqui định lẫn nhau giữa các đối tượng, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịchtrong một không gian và thời gian nhất định. Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệuquả kinh tế, xã hội, môi trường và sinh thái.1.3. Quan điểm động (vận động) Vận dụng quan điểm động vào nghiên cứu hoạt động du lịch sẽ cho phép dự báođược những thay đổi về mặt lượng và chất của nhu cầu du lịch, của tiến bộ khoa họccông nghệ du lịch sự thay đổi về sản phẩm và dịch vụ du lịch theo thời gian phát triển.1.4. Quan điểm lịch sử Để xác định đúng đắn phương hướng kế hoạch phát triển trong tương lai cần phảinắm bắt một cách toàn diện, chắc chắn quá trình phát triển trong quá khứ và hiện tạicủa hoạt động du lịch.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu Là thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảmbảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch.Chương I: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 52.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn (thực tế)thuộc đối tượng nghiên cứu.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này cho phép nghiên cứu nhu cầu của du khách, nắm bắt được sởthích, thị hiếu của du khách qua hình thức phỏng vấn hoặc phiếu điều tra.2.4. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ có hai chức năng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: