
GIỜ PHÚT IM LẶNG NHẤT - Zarathustra đã nói như thế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIỜ PHÚT IM LẶNG NHẤT - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế GIỜ PHÚT IM LẶNG NHẤT “Hỡi các bạn, việc gì đã xảy đến cho ta? Các bạn nhìn thấy ta bị rốiloạn, bị xô đẩy xa vời, vâng phục dẫu lòng chẳng muốn, và sẵn sàng bỏ đi, -hỡi ôi! Bỏ đi xa biệt các bạn. Ờ, một lần nữa Zarathustra lại phải quay trở về trong nỗi cô đơn,nhưng lần này con gấu quay trở về hang động mà lòng chẳng được vui! Chuyện gì đã xảy đến cho ta? Ai đã ban cho ta lệnh đó? Hỡi ôi! Cônàng tình nhân giận dữ của ta đã đòi hỏi như thế, nàng đã ngỏ lời cùng ta. Tachưa từng bao giờ nói tên nàng cho các bạn biết sao? Hôm qua, khi chiều xuống, giờ phút im lặng nhất của ta đã lên tiếngvới ta: đấy chính là tên cô nàng tình nhân kinh khủng của ta. Và đây là những gì đã xảy ra, - bởi vì ta phải nói hết tất cả cho các bạnnghe, để tim các bạn đừng nhẫn tâm với kẻ bỏ ra đi vội vã! Các bạn có biết nỗi kinh hoàng của kẻ thiếp ngủ? Hắn rùng mình ớn lạnh toàn thân, vì cảm thấy mặt đất lùi trượt tanbay và mộng mị khởi đầu. Ta nói cho các bạn điều này bằng ẩn dụ: hôm qua, vào giờ phút imlặng nhất, mặt đất đã lùi trượt dưới chân ta; và giấc mộng đã khởi đầu. Chiếc kim đồng hồ xê dịch, chiếc đồng hồ của đời ta ngưng đập, chưabao giờ ta cảm nghe một sự im lặng tịch mịch như thế chung quanh ta, đếnđộ lòng ta hoảng sợ. Thình lình, ta nghe như có một giọng gì lên tiếng không lời: “Mi biếtrõ điều đó mà, Zarathustra”. Khi nghe tiếng thì thào đó, ta đã bật kêu lên vì kinh hoàng, máu dồnngược hết lên mặt ta, nhưng ta vẫn im lặng. Lúc bấy giờ, tiếng đó lại thoảng nhẹ không lời: “Mi biết rõ điều đómà, Zarathustra, nhưng mi lại không nói!” Sau cùng, ta đành trả lời, với dáng điệu thách đố: “Ờ, ta biết đó,nhưng ta không muốn nói ra!” Lúc bấy giờ, tiếng nói lại thoảng nhẹ không lời: “Mi không muốn à,hỡi Zarathustra? Thật thế chăng? M i đừng ẩn trốn đằng sau dáng điệu tháchđố ấy!” Và ta, ta bật khóc nức nở run rẩy như một đứa trẻ và bảo: “Hỡi ôi! Tamuốn lắm, nhưng làm thế nào ta có thể nói ra được? Hãy xá miễn cho ta việcấy! Đấy là một việc vượt quá sức ta!” Lúc bấy giờ, giọng đó vang vọng không lời: “Sá gì bản thân mi, hỡiZarathustra? Hãy thốt ra lời của mình rồi vỡ vụn tan thây!” Ta đã trả lời: “Hỡi ôi! Đấy có phải là lời của ta chăng? Ta là ai? Tachờ đợi một kẻ xứng đáng hơn nữa; kẻ mà ta cũng không xứng được đập vỡchính mình vào kẻ ấy”. Lúc bấy giờ, tiếng đó vang vọng không lời: “Sá gì bản thân mi? Mihãy còn chưa đủ khiêm cung, lòng khiêm cung mang lớp da cứng rắn nhất”. Và ta đã trả lời: “Có gì mà lớp da của lòng khiêm cung ta chưa từngchịu đựng đâu! Ta cư ngụ ở dưới chân đỉnh cao ta: chiều cao của những đỉnhcao ta cao vượt ngần nào? Chưa từng có kẻ nào nói cho ta nghe điều ấy.Nhưng ta biết rất rõ những thung lũng của ta”. Lúc bấy giờ, tiếng đó lại văng vẳng không lời: “Ồ, hỡi Zarathustra, kẻnào phải dời chuyển những ngọn núi thì cũng phải dời chuyển những thunglũng và những miền sâu”. Và ta trả lời: “Lời của ta hãy còn chưa dời chuyển được những ngọnnúi và những gì ta rao giảng chưa đến được quả tim loài người. Quả thật làta đã đến với loài người, nhưng ta hãy còn chưa đến được với họ”. Lúc bấy giờ, giọng đó thoang thoảng không lời: “Mi có biết chăng?Giọt sương rơi trên cỏ ban đêm vào giờ phút im lặng nhất”. Và ta trả lời: “Bọn chúng chế giễu ta khi ta đã khám phá và bước đitheo con đường riêng của mình; thực ra, lúc ấy chân ta đã run rẩy. Và bọn chúng đã bảo với ta điều này: “Mi chẳng còn biết đến conđường nữa, và bây giờ mi lại chẳng biết đến cả chuyện bước đi!” Lúc bấy giờ, tiếng đó lại văng vẳng không lời: “Có sá gì những lờichế giễu của bọn chúng! Mi là kẻ đã học quên đi sự vâng phục: giờ đây miphải ban lệnh chỉ huy. Mi há không biết kẻ được tất cả mọi người cần thiết nhất à? Đấy là kẻban lệnh chỉ huy những sự việc vĩ đại. Thành tựu những sự việc vĩ đại là điều khó khăn, nhưng vô vàn khókhăn hơn nữa là ban lệnh đối trị những sự việc vĩ đại. Và đây là lỗi lầm không thể nào tha thứ được của mi: mi có quyềnlực, nhưng mi lại không muốn thống ngự trị vì”. Ta đã trả lời: “Ta thiếu tiếng rống của con mãnh sư để ra lệnh”. Lúc bấy giờ, tiếng đó lại thoang thoảng bên ta như một giọng thì thào:“Chính những lời lẽ im lặng nhất mới mang lại bão tố. Chính những tưtưởng đến nhẹ nhàng trên bước chân bồ câu mới điều động thế giới. Ồ, hỡi Zarathustra, mi phải bước đi như bóng ma của những gì sẽ xảyđến một ngày gần đây, mi sẽ ban lệnh thống trị như thế, và trong khi banlệnh thống ngự, mi là kẻ đi tiên phong dẫn đạo”. Ta trả lời: “Ta xấu hổ”. Lúc bấy giờ, giọng nói đó lại vang vọng không lời: “Mi phải trở lạilàm trẻ thơ và không xấu hổ. Mi hãy còn mang giữ lòng kiêu hãnh của tuổi trẻ trong lòng, mi chỉ cóđược tuổi trẻ quá muộn màng: nhưng kẻ nào muốn trở thành trẻ thơ thì cũngphải vượt thắng tuổi trẻ của mình”. Và ta mặc tưởng trầm tư một hồi lâu với tấm thân run rẩy. Sau cùng,ta vẫn lặp lại câu trả lời đầu tiên: “Ta không muốn”. Lúc bấy giờ, chung quanh ta như bùng nổ một tràng cười. Hỡi ơi!Chuỗi cười ấy xé nát lòng ta và xuyên thủng tim ta! Và lần cuối cùng, tiếng đó lại vang vọng bên ta: “Ồ, hỡi Zarathustra,hoa quả của mi đã chín muồi, nhưng mi lại chưa chín muồi cho những hoaquả của mi! Vậy thì một lần nữa mi phải quay trở vào trong nỗi cô đơn, để sự cứngrắn của mi được dịu dàng thêm nữa”. Và chung quanh ta lại nổi lên một tràng cười và những bước chân xàoxạc chạy trốn; rồi thì chung quanh ta là một sự im lặng trùng trùng. Nhưnglúc bấy giờ ta đã nằm duỗi dài trên đất, mồ hôi vã ra đầy thân thể. Giờ đây, các bạn đã nghe hết mọi chuyện và các bạn đã biết vì sao talại ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 301 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 174 0 0 -
13 trang 152 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 139 0 0 -
12 trang 137 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 135 0 0 -
24 trang 134 0 0
-
18 trang 133 0 0
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 99 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 95 0 0 -
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 trang 92 0 0 -
81 trang 92 1 0
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
18 trang 87 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 83 1 0 -
13 trang 69 1 0
-
Danh sách 130 Tiểu luận về Triết học
5 trang 65 0 0 -
10 trang 65 0 0