
Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất tại Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 297.14 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất tại Việt Nam trình bày tầm quan trọng của công tác thu hồi đất, bồi thường và tái định cư; Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế khi thực hiện chính sách thu hồi đất;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất tại Việt Nam The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 HÀI HÒA TÍNH XÃ HỘI VÀ TÍNH KINH TẾ TRONG BỒI THƯỜNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT TẠI VIỆT NAM M. A. Đặng Hoàng Vũ, M. A. Nguyễn Thị Ngọc TÓM TẮT Thu hồi đất là hoạt động tất yếu trong tiến trình điều phối vĩ mô để phát triển chung của cả đất nước và từng địa phương. Trong quá trình thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và tái định cư cho những chủ thể đang sử dụng đất hợp pháp luôn là vấn đề nan giải trong tất cả các dự án có thu hồi đất. Do đó, cần phải hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư để có kết quả tốt hơn cho công tác thu hồi đất. Từ khóa: Xã hội, kinh tế, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển đất nước, việc trưng dụng đất đai của người dân đang sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp để dùng vào việc mở rộng hạ tầng giao thông, công trình công cộng, an ninh quốc gia, các khu dân cư mới hay các hạ tầng mới về kinh tế là điều tất yếu, khó tránh khỏi. Trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái toàn thể thì quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân buộc phải chuyển giao lại cho những mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, đó là những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nên Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ cho họ thông qua các cơ chế như bồi thường giá trị tương đương và hỗ trợ chỗ tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở đã bị trưng dụng. Thực tiễn quá trình bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất hiện nay cho thấy nhiều nơi chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà ít quan tâm đến các vấn đề xã hội có liên quan như việc làm, bệnh viện, trường học hay những sinh hoạt văn hóa khác như tôn giáo, hội đoàn,… Cho nên, việc áp giá đất để bồi thường và chủ động xây khu riêng tốt hơn để tái định cư là những giải pháp thường gặp, nhưng tạo việc làm mới cho người bị thu hồi đất hoặc hỗ trợ chỗ học tập cho con em họ thường ít đề cập đến. Từ đó, công tác bồi thường và tái định cư tại nhiều nơi gặp phải sự phản kháng hoặc đấu tranh quyết liệt của người có đất bị thu hồi, mặc dù số tiền bồi thường cho họ là khá lớn so với giá đất hiện tại hoặc chỗ ở được tái định cư tốt hơn rất nhiều so với chỗ họ đang ở. Mấu chốt là họ nhận xong tiền bồi thường rồi không biết làm gì với số tiền đó khi công việc hiện tại bị mất hoặc vào ở chỗ mới nhưng con cái họ phải vất vả để đi học ở một nơi rất xa so với chỗ ở hiện tại, sự ngăn cản trong tâm lý cao hơn nhiều so với chênh lệch về tài chính có thể thỏa thuận để bồi thường. Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác thu hồi đất so với chỉ dựa vào một trụ cột của kinh tế khi thu hồi đất. Về phương pháp nghiên cứu, bài viết được nhóm tác giả sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích và bình luận và phương pháp tra cứu. Mỗi một phương pháp đóng một vai trò khác nhau trong các nội dung nghiên cứu liên quan của bài viết. 248 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. NỘI DUNG 2.1. Tầm quan trọng của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và tái định cƣ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và được giao cho các cơ quan Nhà nước các cấp thực hiện quyền chủ hữu sở hữu trong phạm vi địa giới hành chính của mình với các quyền hạn nhất định. Phần lớn diện tích đất đai được giao về cho từng hộ dân, cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật đất đai trong từng thời kỳ. Quyền sở hữu gồm có 3 quyền gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt và chỉ có chủ thể duy nhất là Nhà nước mới có đầy đủ 3 quyền đó gọi chung là quyền sở hữu về đất đai. Các chủ thể còn lại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thực chất chỉ có tối đa là 2 quyền chiếm hữu và sử dụng mà không có quyền định đoạt đối với đất. Họ có thể định đoạt hành vi chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất thông qua một số giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất mà không có quyền định đoạt đối với đất. Mọi tác động trên đất như chuyển công năng sử dụng, thay đổi hiện trạng đất so với quy định, sử dụng không đúng mục đích,… đều phải xin ý kiến của chủ sở hữu chính là Nhà nước1. Nhà nước khi thực hiện quyền điều phối tổng hòa các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng,… đương nhiên sẽ sử dụng đến quyền sở hữu đất đai của chủ sở hữu để xác lập các nền tảng hạ tầng như trụ sở hành chính, công trình giao thông, bệnh viện, trường học,… hay cả các dự án đầu tư kinh tế trọng điểm mang tính chiến lược của địa phương. Nếu không xác lập các điều kiện về hạ tầng căn bản đó thì địa phương sẽ không thể phát triển hoặc phát triển chậm chạp, đời sống của người dân theo đó sẽ càng khó khăn, lạc hậu. Nơi nào càng xác lập các cơ sở hạ tầng nhanh thì mức độ thay đổi của nơi đó càng lớn, thông thường là theo chiều hướng tích cực như đô thị hóa hay nông thôn mới. Tuy nhiên, tính then chốt nằm ở chỗ là khi Nhà nước quyết định quy hoạch và tiến hành xác lập trên thực địa các điều kiện hạ tầng chung thì buộc phải thu hồi quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang thực hiện quyền chiếm hữu và quyền sử dụng của họ trên mảnh đất bị thu hồi. Mâu thuẫn sẽ xảy ra giữa một bên là lợi ích chung do chủ thể sở hữu đất đầy đủ là Nhà nước và một bên là lợi ích riêng giữa hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật định hiện hành. Xét về mặt logic của tư duy thì không thể vì lợi ích chung mà bất chấp các lợi ích riêng (cái riêng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất tại Việt Nam The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 HÀI HÒA TÍNH XÃ HỘI VÀ TÍNH KINH TẾ TRONG BỒI THƯỜNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT TẠI VIỆT NAM M. A. Đặng Hoàng Vũ, M. A. Nguyễn Thị Ngọc TÓM TẮT Thu hồi đất là hoạt động tất yếu trong tiến trình điều phối vĩ mô để phát triển chung của cả đất nước và từng địa phương. Trong quá trình thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và tái định cư cho những chủ thể đang sử dụng đất hợp pháp luôn là vấn đề nan giải trong tất cả các dự án có thu hồi đất. Do đó, cần phải hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư để có kết quả tốt hơn cho công tác thu hồi đất. Từ khóa: Xã hội, kinh tế, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển đất nước, việc trưng dụng đất đai của người dân đang sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp để dùng vào việc mở rộng hạ tầng giao thông, công trình công cộng, an ninh quốc gia, các khu dân cư mới hay các hạ tầng mới về kinh tế là điều tất yếu, khó tránh khỏi. Trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái toàn thể thì quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân buộc phải chuyển giao lại cho những mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, đó là những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nên Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ cho họ thông qua các cơ chế như bồi thường giá trị tương đương và hỗ trợ chỗ tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở đã bị trưng dụng. Thực tiễn quá trình bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất hiện nay cho thấy nhiều nơi chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà ít quan tâm đến các vấn đề xã hội có liên quan như việc làm, bệnh viện, trường học hay những sinh hoạt văn hóa khác như tôn giáo, hội đoàn,… Cho nên, việc áp giá đất để bồi thường và chủ động xây khu riêng tốt hơn để tái định cư là những giải pháp thường gặp, nhưng tạo việc làm mới cho người bị thu hồi đất hoặc hỗ trợ chỗ học tập cho con em họ thường ít đề cập đến. Từ đó, công tác bồi thường và tái định cư tại nhiều nơi gặp phải sự phản kháng hoặc đấu tranh quyết liệt của người có đất bị thu hồi, mặc dù số tiền bồi thường cho họ là khá lớn so với giá đất hiện tại hoặc chỗ ở được tái định cư tốt hơn rất nhiều so với chỗ họ đang ở. Mấu chốt là họ nhận xong tiền bồi thường rồi không biết làm gì với số tiền đó khi công việc hiện tại bị mất hoặc vào ở chỗ mới nhưng con cái họ phải vất vả để đi học ở một nơi rất xa so với chỗ ở hiện tại, sự ngăn cản trong tâm lý cao hơn nhiều so với chênh lệch về tài chính có thể thỏa thuận để bồi thường. Hài hòa tính xã hội và tính kinh tế trong bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác thu hồi đất so với chỉ dựa vào một trụ cột của kinh tế khi thu hồi đất. Về phương pháp nghiên cứu, bài viết được nhóm tác giả sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích và bình luận và phương pháp tra cứu. Mỗi một phương pháp đóng một vai trò khác nhau trong các nội dung nghiên cứu liên quan của bài viết. 248 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. NỘI DUNG 2.1. Tầm quan trọng của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và tái định cƣ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và được giao cho các cơ quan Nhà nước các cấp thực hiện quyền chủ hữu sở hữu trong phạm vi địa giới hành chính của mình với các quyền hạn nhất định. Phần lớn diện tích đất đai được giao về cho từng hộ dân, cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật đất đai trong từng thời kỳ. Quyền sở hữu gồm có 3 quyền gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt và chỉ có chủ thể duy nhất là Nhà nước mới có đầy đủ 3 quyền đó gọi chung là quyền sở hữu về đất đai. Các chủ thể còn lại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thực chất chỉ có tối đa là 2 quyền chiếm hữu và sử dụng mà không có quyền định đoạt đối với đất. Họ có thể định đoạt hành vi chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất thông qua một số giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất mà không có quyền định đoạt đối với đất. Mọi tác động trên đất như chuyển công năng sử dụng, thay đổi hiện trạng đất so với quy định, sử dụng không đúng mục đích,… đều phải xin ý kiến của chủ sở hữu chính là Nhà nước1. Nhà nước khi thực hiện quyền điều phối tổng hòa các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng,… đương nhiên sẽ sử dụng đến quyền sở hữu đất đai của chủ sở hữu để xác lập các nền tảng hạ tầng như trụ sở hành chính, công trình giao thông, bệnh viện, trường học,… hay cả các dự án đầu tư kinh tế trọng điểm mang tính chiến lược của địa phương. Nếu không xác lập các điều kiện về hạ tầng căn bản đó thì địa phương sẽ không thể phát triển hoặc phát triển chậm chạp, đời sống của người dân theo đó sẽ càng khó khăn, lạc hậu. Nơi nào càng xác lập các cơ sở hạ tầng nhanh thì mức độ thay đổi của nơi đó càng lớn, thông thường là theo chiều hướng tích cực như đô thị hóa hay nông thôn mới. Tuy nhiên, tính then chốt nằm ở chỗ là khi Nhà nước quyết định quy hoạch và tiến hành xác lập trên thực địa các điều kiện hạ tầng chung thì buộc phải thu hồi quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang thực hiện quyền chiếm hữu và quyền sử dụng của họ trên mảnh đất bị thu hồi. Mâu thuẫn sẽ xảy ra giữa một bên là lợi ích chung do chủ thể sở hữu đất đầy đủ là Nhà nước và một bên là lợi ích riêng giữa hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật định hiện hành. Xét về mặt logic của tư duy thì không thể vì lợi ích chung mà bất chấp các lợi ích riêng (cái riêng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học môi trường Tái định cư Thu hồi đất Chính sách thu hồi đất Quyền sở hữu về đất đaiTài liệu có liên quan:
-
53 trang 365 0 0
-
12 trang 301 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 211 0 0 -
Giải pháp ổn định thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình
0 trang 156 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
117 trang 148 0 0
-
Quy trình bồi thường và tái định cư
11 trang 135 0 0 -
7 trang 119 0 0
-
KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀKỸ XOÀI RA HOA
2 trang 115 0 0 -
103 trang 108 0 0
-
35 trang 102 0 0
-
9 trang 93 0 0
-
7 trang 89 0 0
-
92 trang 82 0 0
-
10 trang 75 0 0
-
9 trang 65 0 0
-
60 trang 62 0 0
-
59 trang 59 0 0
-
Quyết định số 1943/QĐ-UBND 2013
5 trang 58 0 0 -
69 trang 54 0 0