![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
HẢI PHÒNG TRONG MẮT NGƯỜI HỌA SĨ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẢI PHÒNG TRONG MẮT NGƯỜI HỌA SĨ HẢI PHÒNG TRONG MẮT NGƯỜI HỌA SĨ “Hải Phòng có bến Sáu kho, có sông cửa Cấm, có lò xi măng” là câu ca dao xưa, từ trăm năm cũ về một thành phố cần lao, thả neo bên bờ biển Bắc Bộ dạt dào sóng gió... Hải Phòng có con nước phù sa theo thủy triều lên xuống, tràn vào lòng phố theo dòng Tam Bạc tuần tự sớm LÊ VĂN KỲ-Đêm xanh Cát Bà- chiều. Hải Phòng tuổi thơ tôi có sơn dầu nhiều đoàn thuyền từ Móng Cái, Trà Cổ, từ Thanh Hóa, Nghệ An...chở đầy sản vật cập bến Hạ Lý, chợ Sắt tấp nập đêm ngày. Cánh buồmphơi nắng đi lại trên sông như những chiến binh lầm lì bão gió về bếnbình yên, khoe sắc áo bên dãy nhà tầng cổ kính, đặc sắc mê hồn...Những ngực trai vạm vỡ bên con thuyền đóng dở ven sông. Nhịp búađe xen tiếng con tàu lai thoảng lại thét lên bên đoàn sà lan chở hànghùng dũng. Mặt nước Tam Bạc loang vết dầu, mùi phù sa, mùi cá biểnmặn mòi vương vấn ...Cửa biển có bến cảng hiện đại, hàng trăm cần cẩu là những cánh taythép khổng lồ chào đón hàng ngàn con tàu từ các đại đương. Hải phòngcó ngọn hải đăng Nam Triệu sáng chói, ngày trước còn có ngọn khói ximăng như tấm lụa trắng nhọc nhằn vắt ngang trời thành phố tưởng nhưvĩnh cửu. Đảo Cát Bà, Cát Hải, bãi tắm Đồ Sơn tuyệt đẹp.Nhưng trên hết, như nhiều thành phố biển, Hải Phòng có đường chântrời, vừa gần gũi, vừa xa xôi như những khát khao nguyên vẹn. Lòngquả cảm vươn tới trong lồng ngực người dân đồng vọng với hơi thở đạidương trước mặt ...Triển lãm của họa sĩ Hải Phòng khai mạc tại Hà Nội trước ngày conđường cao tốc hiện đại 6 làn xe Hà Nội - Hải Phòng được chính phủcho phép khởi công (l9/5/2008) từ cầu Đình Vũ tới Thanh Trì. 54 họaphẩm mới vẽ của 42 họa sĩ trưng bày tại triển lãm Hội Mỹ Thuật ViệtNam 16 Ngô Quyền) là những tình cảm chân thành gửi đến công chúngThủ đô.Hãy xem nghệ sĩ đất Cảng nói gì trong tác phẩm của họ? Nếu Lê VănKỳ với bức sơn dầu Đêm xanh Cát Bà thanh bình, tươi trẻ thì họa sĩQuang Ngọc với Biển chiều xôn xao, sóng gió. Họa sĩ Mạnh Cườngmới mất) với Mùa diều vấn vương hoài vọng. Quốc Thái với Chợ cáthấm đượm màu biển dã. Gặp lại Tam Bạc 1 , Tam Bạc 2 của ĐặngTiến như gặp lại cố nhân. Rồi Lê Viết Sử với Hoa chuối, Quang Huânvới Chơi tam cúc , Quang Thuận với Phố cũ ven sông. Người chiếnbinh một thời Thế Đính với Trường Sơn ngày ấy ... Điêu khắc có Mùacá (gỗ) của Bùi Văn Lãng, Chèo (xi măng) của Nguyễn Khắc Nghi ...Đó là những tác phẩm chững chạc và hấp dẫn. Ngày chào đón 53 nămgiải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2008) giữa lòng Hà Nội thậtđông vui, ấm cúng.Quá khứ của mỹ thuật Hải Phòng là huy hoàng, nhiều họa sĩ giỏi từmiền đất ấy đi lên. Họa sĩ của nhiều vùng đất nước từ lâu đã về với HảiPhòng, nơi có biển, có đảo, có phố, có thuyền, có bóng dáng những khunhà cổ lung linh đáy nước, có “tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ”, cóngười dân chân thật đáng yêu. Quang cảnh những xưởng đóng tàu ngổnngang là đề tài mê mải cho nhiều khóa sinh viên mỹ thuật.Những năm 60 của thế kỷ trước, họa sĩ Lưu Công Nhân từng sống vàsáng tác ở nhà máy sắt tráng men, lang thang sớm tối, mang về hàngtrăm bức màu nước về dòng Tam Bạc yêu dấu lúc mờ sương, lúc sôisục mặt sóng triều lên, dãy nhà cổ tích nhấp nhô uốn lượn soi bóngxuống dòng sông. Họa sĩ phố cổ Hà Nội Bùi Xuân Phái say mê TamBạc, ông còn dành cả tháng trời lênh đênh trên sóng nước Cát Bà,nhiều tuyệt phẩm về đời sống ngư dân, mái nhà sàn chênh vênh mépnước. Nguyễn Tiến Chung với bức sơn dầu Tam Bạc để đời. DươngBích Liên đi với họa sĩ ngoại quốc vẽ dãy phố tàu cũ kỹ, mặt biển rộngbao la hào phóng. Năm 1980 họa sĩ Nguyễn Sáng về Hải Phòng vẽchân dung cô bác sĩ Mạnh, lúc này cả họa sĩ và người mẫu đã sang mộtthế giới khác, gửi lại Hải Phòng bức lụa tuyệt đẹp, ông từng vẽ cho Đạilý tàu biển (VOSA) bức sơn mài Trong vườn khổ lớn nổi tiếng. Họa sĩNguyễn Tư Nghiêm cũng vẽ cho Đại lý giàu có và hiểu biết này bứcsơn mài Thiếu nữ và kiến trúc cổ rất công phu. Những tác phẩm đó bâygiờ đã vô giá, có nhà sưu tập tranh người Việt từng trả tới hàng trămngàn đô la Mỹ.Trở lại phòng tranh Hải Phòng, dù cách thể hiện có khác nhau, ta vẫnthấy người họa sĩ đất Cảng yêu mến thành phố của họ nồng nàn, thathiết, những đợt sóng ngầm xao xuyến trong nhiều bức vẽ. Nhưng hộihọa không chỉ ở đề tài, cái quyết định còn là phong cách, là bút phápbiểu hiện, là cách nhìn không lẫn lộn với những vùng đất khác, nhưmột họa phái độc đáo, làm nên thương hiệu nghệ thuật như các họa sĩHuế, họa sĩ thành phố Hồ Chí Minh hay họa sĩ Hà Nội đã cố gắng làm.Tranh họa sĩ Hải Phòng hiền, thiếu những đợt sóng mạnh mẽ thời hộinhập. Sóng biển Đồ Sơn dữ dộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật hải phòng mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 335 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 172 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 71 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 68 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 65 2 0 -
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0