
Hàm lượng Cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác ở Nha Trang
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm lượng Cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác ở Nha TrangTạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảnSố 3/2014THOÂNG BAÙO KHOA HOÏCHÀM LƯỢNG CADIMI TRONG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀMVÀ GIÁP XÁC Ở NHA TRANGCADMIUM CONCENTRATIONS IN MOLLUSCS AND CRUSTACEANSIN NHA TRANGNguyễn Thuần Anh1Ngày nhận bài: 16/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 12/4/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014TÓM TẮTMục đích của nguyên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giánguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với cadimi do tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác. Hàmlượng cadimi được khảo sát trong các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến từ tháng 5/2008đến tháng 1/2009 bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng cadimi nằm trong khoảng0.012-0.073 mg.kg-1 và dưới giới hạn tối đa của Qui định về an toàn thực phẩm của Việt Nam (46/2007/QD-BYT) và ChâuÂu (1881/2006/EC).Từ khóa: động vật thân mềm, giáp xác, cadimi, kim loại nặng, Nha TrangABSTRACTThe aim of this study was to provide useful information for exposure evaluation and risk assessment of Nha trangconsumers to cadmium contaminants due to molluscous and crustaceous consumption. Cadmium contamination levelshave been investigated by Inductively Coupled Plasma- Mass Spectrometry (ICP-MS) from May 2008 to January 2009in some molluscs and crustaceans popularly consumed. This study shows that cadmium concentations in molluscs andcrustaceans in locall markets in Nha trang are range from 0.012 to 0.073 mg.kg-1 and within the maximum limit ofregulatory of Vietnam (46/2007/QD-BYT) and European community (1881/2006/EC).Keywords: Molluscs, crustaceans, cadmium, heavy metals, Nha TrangI. ĐẶT VẤN ĐỀCadimi (Cd) là một trong số các kim loại nặngcó tính tích lũy và gây hại cho sức khỏe con ngườingay cả khi tồn tại ở dạng vết (Järup và cs, 1998;ATSDR, 1999; Liu và cs, 2008). Cadimi có trongmôi trường do các hoạt động của tự nhiên (như hoạtđộng của núi lửa, sự rửa trôi của đất…) hoặc dohoạt động của con người (sự đốt than và đốt cácsản phẩm dầu lửa, sự cải tạo đất, sự đốt rác sinhhoạt…) (Bisson và cs, 2005). Cadimi ảnh hưởngchủ yếu lên thận, ngoài ra còn tác động lên phổi,máu, gây độc lên xương do làm rối loạn quá trìnhchuyển hóa canxi và gây rối loạn chức năng gan(JECFA, 1989). Trung tâm nghiên cứu ung thư quốctế đã xếp cadimi vào nhóm các chất gây ung thư1cho người dựa trên các nghiên cứu trên động vật vàcác nghiên cứu ở những người nhiễm cadimi do cáchoạt động nghề nghiệp (IARC, 1993). Cadimi nhiễmvào cơ thể người qua đường hô hấp và đường ănuống (Dab và cs, 1999; EFSA, 2009).Các loài động vật thân mềm và giáp xác đượctiêu dùng phổ biến được chọn làm đối tượng đểđánh giá mức độ ô nhiễm cadimi vì chúng được coilà nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp protein,khoáng và axit béo không no như omega 3 nhưnglại có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm, đặc biệt làkim loại nặng (Miquel, 2001).Việc thực hiện nghiên cứu này là cần thiết đểxác định hàm lượng cadimi trong các loài động vậtthân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biếnTS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha TrangTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảnở thành phố Nha Trang, một thành phố đại diện chothành phố ven biển miền Trung trong tiêu thụ cácloài thủy hải sản này. Nghiên cứu góp phần cungcấp nguồn số liệu cho việc đánh giá nguy cơ củangười tiêu dùng đối với cadimi do tiêu thụ các loàiđộng vật thân mềm và giáp xác để từ đó có cơ sởđưa ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an toànthực phẩm cho người tiêu dùng.II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨUKế thừa kết quả khảo sát của Nguyen và cs(2010), 19 loài động vật thân mềm và giáp xácSố 3/2014được tiêu dùng phổ biến (ốc nhảy, ốc hương, ốcvú nàng, ốc bàn tay, ốc đụn, mực ống, vẹm xanh,hàu, điệp, ngao dầu, ngao vân, sò lông, ngaomóng tay, sò huyết, bàn mai, cua, moi, ghẹ, tôm)đã được chọn lựa để lấy mẫu và xác định hàmlượng cadimi. 4 mẫu hỗn hợp (hai mảnh vỏ, chânđầu, chân bụng và giáp xác) đã được chuẩn bị đểlàm giảm số mẫu mà không làm giảm độ chínhxác của kết quả (WHO, 1985). Tỷ lệ các loài độngvật thân mềm và giáp xác trong mỗi hỗn hợp mẫuthành phần được kế thừa từ số liệu của cuộc điềutra tiêu thụ (Nguyen và cs, 2010) và được trìnhbày ở bảng 1.Bảng 1. Tỷ lệ các loài động vật thân mềm và giáp xác trong mỗi hỗn hợp mẫu thành phầnHỗn hợp mẫuTên khoa học% trong hỗn hợpKhối lượngmẫuSố lượng cá thểđược lấy ở nơi bánHai mảnh vỏPerna viridisAnadara granosaAnadara subcrenataComptopallium radulaSolen grandisMeretrix meretrixCrassostrea belcheriPinna bicolorMeretrix lusoriaTổng32,63,99.111,74,310,912,53,511,510065,17,818,123,48,721,925,07,122,9200745435425Giáp xácPenaneus monodonAcetes erythraeusScylla paramamosainPortunus sanguinolentusTổng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hàm lượng Cadimi Loài động vật thân mềm Động vật giáp xác Kim loại nặng Tỉnh Nha TrangTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.
10 trang 130 0 0 -
Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ao hồ khu vực Lâm Thao – Phú Thọ
6 trang 50 0 0 -
TIỂU LUẬN Cấp nước tuần hoàn và tái sử dụng nước thải
17 trang 42 0 0 -
54 trang 36 0 0
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 trang 36 1 0 -
CHỦ ĐỀ: KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC
26 trang 32 0 0 -
Chất lượng môi trường nước vùng cửa Ba Lạt (sông Hồng)
9 trang 32 0 0 -
Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ao hồ khu vực Lâm Thao – Phú Thọ
4 trang 31 0 0 -
79 trang 28 0 0
-
Đánh giá ô nhiễm Cu và Zn trong trầm tích bề mặt sông Cầu – Thành phố Thái Nguyên
8 trang 26 0 0 -
Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong rau quả, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội mở rộng
6 trang 25 0 0 -
Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?
5 trang 25 0 0 -
Bài giảng An toàn thực phẩm: Chương 3.5 - Hóa chất nông nghiệp, kim loại nặng
30 trang 25 0 0 -
Xác định dạng một số kim loại nặng trong trầm tích thuộc lưu vực sông Cầu
7 trang 23 0 0 -
MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG THƯỜNG GẶP TRONG NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG
4 trang 23 0 0 -
Kim loại nặng trong môi trường đất
70 trang 23 0 0 -
Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong đất bằng phương pháp trắc quang
0 trang 22 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa sử dụng bể sục khí với điện cực hình trụ
12 trang 21 0 0 -
Các phản ứng hoá học đặc trưng của acid amin
6 trang 21 0 0