Danh mục tài liệu

Hàng giả - hàng nhái và tác động của nó đến giao dịch sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 422.17 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Hàng giả - hàng nhái và tác động của nó đến giao dịch sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử Việt Nam" nhằm mục đích làm rõ những tác hại và tác động của hàng giả - hàng nhái đối với thị trường kinh tế nói chung, cũng như giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàng giả - hàng nhái và tác động của nó đến giao dịch sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử Việt Nam Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 22 (3) (2022) 526-538 HÀNG GIẢ - HÀNG NHÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIAO DỊCH SẢN PHẨM TẠI CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Hồ Thanh Trí1*, Nguyễn Thùy Linh1, Nguyễn Thị Bích Thủy2 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM *Email: triht@hufi.edu.vn Ngày nhận bài: 01/6/2022; Ngày chấp nhận đăng: 10/8/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ những tác hại và tác động của hàng giả - hàng nhái đối với thị trường kinh tế nói chung, cũng như giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra các tiềm năng phát triển của các sàn giao dịch thương mại điện tử và những thách thức mà các cơ quan tổ chức này gặp phải khi đối mặt với tình trạng hàng giả - hàng nhái tràn lan. Thông qua đó, giúp cho các doanh nghiệp, người bán và người tiêu dùng có một cái nhìn chuyên sâu và đa chiều hơn về thực trạng trên. Qua quá trình khảo sát và thu thập số liệu, bằng việc áp dụng phương pháp định tính, nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần nào sự tác động của hàng giả đối với thị trường thương mại điện tử, nhất là với người tiêu dùng. Những nội dung đạt được của nghiên cứu bao gồm: Phân biệt hàng thật - hàng giả của người tiêu dùng khi giao dịch sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử; Trải nghiệm và tác động của hàng giả khi đến tay người tiêu dùng; Thái độ chấp nhận khi mua phải hàng giả và cuối cùng là ý thức của người tiêu dùng trong phòng chống hàng giả trên các sàn thương mại điện tử. Từ khóa: Hàng giả, hàng nhái, thương mại điện tử, người tiêu dùng, giao dịch. 1. GIỚI THIỆU Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ đối với nền kinh tế trên toàn thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thương mại mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Đi cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động này là sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử (TMĐT), thứ mà vốn không còn là một ngành nghề hay lĩnh vực quá xa lạ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, TMĐT đã và đang khẳng định tầm quan trọng và từng bước hình thành, tăng trưởng mạnh mẽ. Rất nhiều sàn TMĐT ở Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, v.v. Với sự bùng phát của đại dịch Covid 19 trong năm 2020-2021, TMĐT Việt Nam dường như bùng nổ đi ngược lại với tình trạng chung của tất cả ngành nghề với tốc độ phát triển đáng tự hào. Theo thống kê từ Cục TMĐT và kinh tế số, TMĐT Việt Nam có tăng trưởng cao trong năm 2020 với mức tăng 18% so với 2019, quy mô thị trường chiếm 11,8 tỷ USD, đạt 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng là nước duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng TMĐT vượt bậc so với phần còn lại của Đông Nam Á. Theo dữ liệu từ Iprice insights [1], quý 4 năm 2020 đã ghi nhận các sàn giao dịch TMĐT tại Việt Nam có sự xuất hiện của các ông lớn như Shopee, Tiki, Lazada và thế giới di động. Điều KINH TẾ 526 Hàng giả - hàng nhái và tác động của nó đến giao dịch sản phẩm tại các sàn thương mại… này cho thấy một tín hiệu đáng mong đợi vì đã có sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp trong xu hướng mua hàng hóa trực tuyến. Các doanh nghiệp trước đây chưa từng có hoạt động kinh doanh trực tuyến nay đã thêm việc bán hàng trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình. Theo kết quả điều tra từ Tổng cục quản lý thị trường, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 được dự báo ở mức 43% [2]. Song song với sự phát triển bùng nổ là những lỗ hổng mà các sàn TMĐT Việt Nam gặp phải. Đó là việc lợi dụng kẽ hở trong vấn đề lập tài khoản dễ dàng trên các sàn TMĐT, từ đó đưa vào các sản phẩm hàng giả - hàng nhái kém chất lượng lên bày bán một cách công khai trên các sàn giao dịch này. Kết quả điều tra từ Cục thương mại điện tử và kinh tế số, trong tháng 2 và tính đến đầu tháng 3 năm 2020, trong tổng số 463.865 gian hàng với 1.755.559 sản phẩm tại toàn bộ các sàn TMĐT trên khắp Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,… đã tiến hành xử lý khoảng 5200 gian hàng với hơn 21.000 sản phẩm vi phạm [3]. Điều này là cực kỳ đáng báo động nhất là trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, người tiêu dùng lại có nhu cầu cao về những sản phẩm đảm bảo chất lượng trong khi vấn đề di chuyển, tiếp xúc lại rất hạn chế. Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, số liệu được thống kê tính đến tháng 7/2020, lực lượng này đã kiểm tra 2403 vụ việc và xử lý 2213 vi phạm, xử phạt lên đến 16,3 tỷ đồng, đồng thời các mặt hàng vi phạm có trị giá lên tới hơn 40 tỷ đồng, các vi phạm về TMĐT đa phần lợi dụng hình thức này để kinh doanh hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ. Điển hình, tại sàn TMĐT Shopee đã xử lý trên 3000 gian hàng và hơn 3500 sản phẩm khẩu trang y tế vi phạm, gần 500 sản phẩm gel rửa tay khô không đảm bảo chất lượng. Điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của hàng giả tới người tiêu dùng khi họ bị dễ dàng “qua mặt” trong khi các nhà sản xuất chân chính hay những cá nhân, tập thể bán hàng trung thực cũng đang chật vật để đấu tranh, bảo vệ cho hàng hóa, sản phẩm của chính mình [4, 5]. Việc hàng giả tràn lan và khó kiểm soát ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến việc phát triển c ...

Tài liệu có liên quan: