Danh mục tài liệu

Hiện trạng quần thể vượn đen má trắng Siki (Nomascus Siki) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 680.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu nhằm khẳng định tầm quan trọng về đa dạng sinh học của khu vực để sớm trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo duy trì và phát triển quần thể Vượn đen má trắng Siki cũng như các loài sinh vật khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng quần thể vượn đen má trắng Siki (Nomascus Siki) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG SIKI (NOMASCUS SIKI) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỀ XUẤT KHE NƢỚC TRONG, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Đặng Ngọc Cần1, Nguyễn Đình Duy1 Lê Trọng Trải2, Lê Văn Ninh2, Lê Quốc Hiệu2, Trần Đặng Hiếu2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt Vượn đen má trắng siki Nomascus siki trước kia được cho là loài phụ của Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys [12], sau này được tách ra thành loài độc lập [14, 23]. Đây là loài đặc hữu, chỉ phân bố trong một khu vực rất nhỏ ở Trung Việt Nam và Nam Lào [22]. Do các hoạt động khai thác gỗ, phá rừng lấy đất sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường sống của loài ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, tình trạng săn bắt động vật hoang dã nói chung và Vượn đen má trắng nói riêng vẫn còn diễn ra nên quần thể loài ngày càng suy giảm. Vì thế, ở phạm vi toàn cầu Vượn đen má trắng siki được phân hạng ở mức Nguy cấp (EN) trong Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN)[16] và thuộc Phụ lục I của CITES [5]. Ở phạm vi Quốc gia, giới hạn phân bố về phía Bắc của N. siki chưa được biết rõ, có thể nằm ở gần Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đề xuất Khe Nét, tỉnh Quảng Bình và KBTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; về phía Nam đến sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị [22]. Loài này được xếp ở mức Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [1] và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [4]. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đề xuất Khe Nước Trong nằm ở huyện Lệ Thủy, phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện tích 19.188 ha, bao gồm chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái Đất thấp miền Trung rộng lớn (khoảng 500.000 ha) kéo dài dọc biên giới Việt - Lào từ huyện Minh Hóa nối liền với các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên trên đất thấp liên tục lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, KBTTN đề xuất Khe Nước Trong còn bảo tồn được một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh nguyên sinh trên vùng đất thấp. Sự hiện diện của Vượn đen má trắng siki trong khu vực đã được ghi nhận trong nhiều năm gần đây [6, 7, 9]. Tuy nhiên, tình trạng của loài trong khu vực vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, với sự tài trợ của Dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học và phát huy các dịch vụ sinh thái của rừng phòng hộ Động Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” chúng tôi đã tiến hành các đợt điều tra nhằm đánh giá hiện trạng quần thể của loài Vượn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nước Trong. Qua đó nhằm khẳng định tầm quan trọng về đa dạng sinh học của khu vực để sớm trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo duy trì và phát triển quần thể Vượn đen má trắng Siki cũng như các loài sinh vật khác. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2016 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đề xuất Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 583. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 1. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ Ban quản lý để thu thập các thông tin sơ bộ về khu vực phân bố của Vượn đen má trắng siki. Các thông tin phỏng vấn cho thấy Vượn đen má trắng siki phân bố chủ yếu ở các khu vực rừng kín thường xanh phía Tây và trung tâm KBTTN đề xuất Khe Nước Trong thuộc 13 tiểu khu (tiểu khu 515, 516, 517, 528, 529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537 và 538) với tổng diện tích 103,998 km2. Các khu vực phía Đông chủ yếu là diện tích rừng ngh o đang trong quá trình phục hồi, không phải là môi trường sống thích hợp cho vượn. Vì vậy, chúng tôi quyết định tập trung khảo sát tại 13 tiểu khu thuộc phía Tây và trung tâm KBTTN đề xuất Khe Nước Trong. Các loài vượn hầu hết đều nhạy cảm với sự hiện diện của con người. Vì thế việc ghi nhận hình ảnh của vượn là rất khó khăn, đặc biệt là trong các cuộc điều tra ngắn [10]. Tuy nhiên, vượn có thể được phát hiện thông qua tiếng hót to và dài [10, 11]. Vì vậy, phương pháp điều tra vượn dựa trên tiếng hót tại các điểm nghe được sử dụng để đánh giá quy mô quần thể và mật độ vượn trong đợt khảo sát [2, 3,10,11]. Chúng tôi đã thiết kế và tiến hành thu thập số liệu ở 30 điểm nghe (Hình 1), mỗi điểm nghe có 2-3 thành viên thu thập số liệu từ 5h - 9h sáng trong 3 ngày liên tục. Khoảng cách nghe được tiếng vượn hót khoảng 1-1,5 km phụ thuộc vào địa hình, vì thế chúng tôi xác định khoảng cách nghe tối đa là 1,5 km [8] do đó các điểm nghe được bố trí cách xa nhau khoảng 2 km. Đồng thời, các điểm nghe được bố trí trên đỉnh hoặc dông núi (nếu đỉnh núi quá cao không thể tiếp cận được trước 5 giờ sáng). Hình 1: Bản đồ vị trí các điểm nghe Trong quá trình khảo sát hạn chế tối đa việc gây tiếng động và các hoạt động có thể ảnh hưởng tới hoạt động tự nhiên của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: