Danh mục tài liệu

Hóa đại cương-Viet sciences

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.06 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vietsciences-Võ Hồng Thái 31/12/2006 ÔN MỘT SỐ KIẾN THỨC HÓA ĐẠI CƯƠNGI. Cách biểu thị một nguyên tử để biết được các cấu tử chính bền của một nguyên tử. Nguyên tử đồng vị I.1. Cách biểu thị nguyên tử I.2. Nguyên tử đồng vị II. Cấu hình electron của nguyên tử II.1. Định nghĩa II.2. Qui tắc Klechkowski II.3. Qui tắc Hund (Sự phân bố điện tử vào obitan, orbital, vân đạo) III. Vận tốc phản ứng IV. Cân bằng hóa học IV.1. Định nghĩa IV.2. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng (Nguyên lý Le Châtelier) V. Liên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa đại cương-Viet sciencesVấn đề IV vô cơVietsciences- Nguyễn Thị Chân Quỳnh 26/12/2006Vietsciences-Võ Hồng Thái 31/12/2006 ÔN MỘT SỐ KIẾN THỨC HÓA ĐẠI CƯƠNGI. Cách biểu thị một nguyên tử để biết được các cấu tử chính bền của một nguyên tử. Nguyêntử đồng vịI.1. Cách biểu thị nguyên tửI.2. Nguyên tử đồng vịII. Cấu hình electron của nguyên tửII.1. Định nghĩaII.2. Qui tắc KlechkowskiII.3. Qui tắc Hund (Sự phân bố điện tử vào obitan, orbital, vân đạo)III. Vận tốc phản ứngIV. Cân bằng hóa họcIV.1. Định nghĩaIV.2. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng (Nguyên lý Le Châtelier)V. Liên kết ionVI. Liên kết cộng hóa trịVII. Sự thủy phân của muốiVIII. Các định nghĩa về axit, bazơVIII.1. Định nghĩa axit, bazơ theo ArrhéniusVIII.2. Định nghĩa axit bazơ theo Bronsted – LowryCác kiến thức hóa đại cương thuộc chương trình lớp 10 ở phổ thông. Chúng ta ôn về các kiếnthức này như: Sự đồng vị; Cấu hình electron của nguyên tử; Sự phân bố điện tử vào obitan(orbital, vân đạo); Vị trí nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn; Cân bằng hóa học; Vận tốcphản ứng; Liên kết ion; Liên kết cộng hóa trị; Sự thủy phân của muối; Định nghĩa axit, bazơ(acid, baz, base) theo Arrhenius, theo Bronsted – Lowry; Cách tính pH của các dung dịch axit,bazơ mạnh yếu; Pin điện hoá học và ăn mòn kim loại; Nước cứng và cách làm mềm nước cứng;Phân bón hóa học;…I. Cách biểu thị một nguyên tử để biết được các cấu tử chính bền của một nguyên tử. Nguyên tử đồng vịI.1. Cách biểu thị nguyên tử Để biết được các hạt cơ bản bền có trong nguyên tử (proton, neutron, electron) trong một nguyên tử, người ta dùng ký hiệu như sau: A Z X X: ký hiệu nguyên tử của nguyên tố (như Na, H, Cl, O, Fe) Z: số thứ tự nguyên tử (bậc số nguyên tử, số hiệu nguyên tử, số điện tích dương hạt nhân), có Z proton trong nhân, cũng có Z electron (điện tử) ngoài nhân (nếu không phải là ion), nguyên tố X ở ô thứ Z trong bảng hệ thống tuần hoàn Sở dĩ Z được gọi là số thứ tự nguyên tử hay bậc số nguyên tử vì người sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng phân loại tuần hoàn theo chiều tăng dần trị số Z. Z còn được gọi là số hiệu nguyên tử vì căn cứ vào Z người ta biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào (số nhãn hiệu, đặc hiệu). Z còn được gọi là số điện tích dương hạt nhân vì có Z proton trong nhân và điện tích của một proton là điện dương nhỏ nhất được biết hiện nay. A: số khối (số khối lượng), có tổng số A proton và neutron (nơtron) trong nhân Do khối lượng của 1 proton, xấp xỉ khối lượng của 1 neutron, xấp xỉ 1 đơn vị cacbon (đvC, đơn vị Cacbon, đơn vị khối lượng nguyên tử, amu, u, atomic mass unit); khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron (khối lượng một electron nhỏ hơn khối lượng của một proton hay neutron khoảng gần 1 840 lần) và proton, neutron ở trong nhân nguyên tử nên, một cách gần đúng, có thể coi khối lượng của nguyên tử như là khối lượng của nhân nguyên tử và nguyên tử có khối lượng nguyên tử là A đvC (Do đó có thể căn cứ vào A mà có thể biết nguyên tử này nặng hay nhẹ, nên A được gọi là số khối). Còn tổng quát, số khối luôn luôn là một số nguyên dương trong khi khối lượng nguyên tử thường không là số nguyên. 1 1 đvC = 1 đơn vị Cacbon = 1 u = 1amu = 1 đơn vị khối lượng nguyên tử = khối lượng 12 1 của nguyên tử đồng vị 12C = 6 gam 6,022.1023Thí dụ: 11H (Z = 1; A = 1): H ở ô thứ 1 trong bảng hệ thống tuần hoàn (BHTTH), có 1 proton, 1electon, có 1 điện tích dương hạt nhân, không có neutron (nơtron), H có khối lượng nguyên tử(nguyên tử lượng, nguyên tử khối) là 1 đvC.2311Na (Z = 11; A = 23): Na ở ô thứ 23 trong BHTTH, Na có 11 proton, có 11 điện tích dương hạtnhân, có 11 electron. Na có 23 proton và neutron. Na có 23 – 11 = 12 neutron. Na có khối lượngnguyên tử là 23 đvC.3517Cl (Z = 17; A = 35): Cl ở ô thứ 17; 17 proton; 17 điện tích dương hạt nhân; 17 electron; 35 –17 = 18 neutron; khối lượng nguyên tử của nguyên tử Cl này là 35 đvC.2311 Na + có 11 proton, có 10 electron, 12 neutron, ion 23 11 Na + có khối lượng là 23 đvC.16 8O 2− có 8 proton, có 10 electron, 8 neutron, ion 16 O 2− có khối lượng 16 đvC. (Do khối lượng 8của electron không đáng kể so với khối lượng của proton, neutron nên có thể coi khối lượng io ...