
HOẠ SĨ NGÔ THÁI BÌNH VỚI LỜI RU CỦA RỪNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOẠ SĨ NGÔ THÁI BÌNH VỚI LỜI RU CỦA RỪNGHOẠ SĨ NGÔ THÁI BÌNH VỚI LỜI RU CỦA RỪNG NGÔ THÁI BÌNH-Lời ru của rừng-Sơn dầuChiến tranh đã lùi xa hơn 33 năm. Những làng mạc bị bom cày, đạn xớitan nát ngày nào đã hồi sinh. Những cuộc ly tán của biết bao gia đìnhđã lần lượt đoàn tụ. Những nhịp cầu gãy đổ chia cách đôi bờ giờ đãđược nối nhịp thông thương. Đất nước, quê hương đang trở mình đứngdậy vươn rộng tầm nhìn ra phía trước. Nhưng không phải hết thảy đãlành lặn vết thương. Đâu đấy trong sâu thẳm, góc khuất của cuộc sốnghôm nay vẫn còn có nỗi đau, sự hy sinh, thầm lặng, bi tráng ngày càngđược phát hiện. Tác phẩm Lời ru của Rừng của họa sĩ Ngô Thái Bình làmột phần minh chứng. Họa sĩ kể lại: Năm 2005 trong một chuyến côngtác ở Hòn Bà, phía tây tỉnh Khánh Hòa để làm chương trình cho ĐàiPTTH Khánh Hòa, anh đã gặp nhiều nhóm công nhân khai phá rừng đểmở đường, họ tâm sự với anh: khai phá rừng để mở đường trên đỉnhcao này gặp rất nhiều khó khăn, rừng già rậm rạp, dây leo chằng chịt,có cây cao chót vót đến 15-20m. Nhìn lên cao thấy một cánh võng vắttrên hai ngọn cây đong đưa theo gió. Chúng tôi leo lên hạ chiếc võngxuống, một cảnh tượng thương tâm, bi hùng hiện ra: một bộ hài cốt,quân trang và những di vật đã mục nát, bạc màu theo năm tháng. Có lẽđây là một chiến sĩ đã cùng đồng đội hành quân qua nơi này năm xưa,bị lên cơn sốt nặng. Không muốn làm ảnh hưởng đến đơn vị trong lúctruy quét giặc gay gắt, anh đã nằm lại và yên nghỉ mãi mãi trên cánhvõng. Theo thời gian, cây càng lớn, càng cao nâng anh lên cùng với núirừng thâm u, hiểm trở cho đến bây giờ.Là một họa sĩ , nặng lòng đề tài về chiến tranh và lực lượng vũ trang,bắt gặp hình ảnh bi tráng đã gây xúc động mạnh trong anh. Sau 3 nămấp ủ, thai nghén, tác phẩm Lời ru của Rừng được hình thành và kịptham dự Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên doHội Mỹ thuật VN tổ chức tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tháng 8 vừaqua. Trong Triển lãm Lời ru của Rừng người xem đặc biệt chú ý, đánhgiá cao và đã được Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật VN trao tặnggiải C.Lời ru của Rừng được vẽ theo phong cách lập thể, đường nét thể hiệnchắc khỏe, dứt khoát, sở trường của Ngô Thái Bình. Với bố cục từ trêncao nhìn xuống cho thấy rừng sâu thăm thẳm, hun hút - nơi người chiếnsĩ an nghỉ ngút ngàn cây lá. Dòng suối vắt qua rừng ru anh năm thángnhư khúc bi hùng ca vang vọng bất tử. Kỷ vật để lại chỉ còn chiếc ba lôdãi dầu chiến trận và chân dung người Mẹ kính yêu được người chiếnsĩ mang theo bên mình cho tới giờ phút cuối cùng.Họa sĩ Ngô Thái Bình sinh năm 1957 tại TP Hải Phòng. Sau khi tốtnghiệp cử nhân Mỹ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật Huế, năm 1990anh về nhận công tác ở Đài PTTH Khánh Hòa. Từ đó đến nay anh đãcó 18 năm gắn bó với thiết kế trường quay truyền hình.Họa sĩ Ngô Thái Bình, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên HộiVHNT Khánh Hòa. Mặc dù bận rộn công việc ở Đài Truyền hình, anhvẫn thường xuyên tham gia các cuộc Triển lãm Mỹ thuật Khu vực,Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và triển lãm Mỹ thuật ở địa phương. Tácphẩm của anh hầu hết mang nặng dấu ấn hoài niệm, nỗi đau và sự mấtmát về cuộc chiến tranh đã qua. Tiêu biểu là những tác phẩm: Trănglên, Kỷ vật mang theo, Tiếng sáo diều, Kỷ vật ngày xưa, Chiếc nónnàng Tô Thị v.v...Thanh Hồ
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngô thái bình mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 335 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 172 0 0 -
6 trang 120 0 0
-
6 trang 89 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 71 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 68 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 68 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 64 2 0 -
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0