Danh mục tài liệu

Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.37 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trình bày chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ThS Bùi Ngọc Hiền Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1. Chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Vùng là khái niệm dùng để chỉ ―phần đất đai hoặc, nói chung, không gian tƣơng đối rộng, có những đặc điểm nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh‖1. Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, vùng là một phần lãnh thổ có những đặc điểm kinh tế - xã hội riêng, đƣợc phân chia để quản lý và phát triển theo mục tiêu, định hƣớng của Nhà nƣớc. Hiện nay, nƣớc ta có 06 vùng kinh tế - xã hội, 04 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm ―là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc‖ (Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP). Với tƣ cách là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia, đƣợc Nhà nƣớc quy hoạch để ―giữ vai trò động lực, đàu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc‖, mỗi vùng kinh tế trọng điểm có những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển tƣơng đối riêng biệt. Trên cơ sở đó, mỗi vùng kinh tế trọng điểm cần có hệ thống chính sách riêng để bứt phá, phát triển, làm hạt nhân, tạo động lực phát triển chung cho cả nƣớc. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định định hƣớng trong phát triển vùng trong thời gian tới: ―Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác… Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế h a cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng…‖. Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm đƣợc hiểu là tổng thể định hƣớng, mục tiêu, giải pháp cũng nhƣ các phƣơng pháp, công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động đến các chủ thể, các quá trình kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phát triển, trở thành hạt nhân, động lực lôi kéo các địa phƣơng xung quanh và cả nƣớc phát triển. Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm là hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một vùng kinh tế trọng điểm xác định. Hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm bao gồm nhóm chính sách tạo lập không gian kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng (không gian sống, không gian sản xuất, thƣơng mại…); nhóm chính 1 Viện Ngôn ngữ học (2016), Từ điển tiếng Việt (GS. Hoàng Phê – Chủ biên), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 1436. 300 sách khuyến khích, tạo động lực phát triển kinh tế (ƣu tiên các ngành kinh tế mũi nhọn, quy hoạch, quản lý các nguồn lực phát triển chung của vùng…); nhóm chính sách văn hóa – xã hội (không gian văn hóa của vùng, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo…); nhóm chính sách bảo vệ tài nguyên – môi trƣờng (quản lý, bảo vệ tài nguyên chung của vùng; quản lý, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái…)… Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm là công cụ quan trọng nhất để Nhà nƣớc quản lý, điều hành phát triển vùng kinh tế trọng điểm theo định hƣớng, mục tiêu đã xác định. Hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm có vai trò quan trọng vì mục tiêu của nó không chỉ hƣớng tới phát triển vùng mà còn hƣớng đến lôi kéo, hỗ trợ, tạo động lực đối với các vùng xung quanh, đối với cả nƣớc. Trƣớc hết, ở góc độ quản lý vĩ mô, hoạch định và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm giúp Nhà nƣớc quản lý, định hƣớng, điều tiết, cân đối sự phát triển toàn diện của cả nƣớc trên cơ sở phát huy đƣợc thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, hoạch định và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm cũng giúp phát huy tính năng động, sáng tạo của từng vùng kinh tế trọng điểm, của từng địa phƣơng; tạo điều kiện cho các vùng, các địa phƣơng có tiềm lực, khả năng vƣơn lên, phát triển nhanh là đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của các vùng, các địa phƣơng xung quanh cũng nhƣ sự phát triển chung của cả nƣớc. Một yêu cầu đặt ra là hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phải hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Theo Báo cáo ―Tƣơng lai chung của chúng ta‖, Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển năm 1987, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là ―sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà phải đảm bảo tiếp tục phát triển trong tƣơng lai‖. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trƣờng (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)2. Nhƣ vậy, yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững phải đƣợc đảm bảo trong hoạch định và thực thi mỗi chính sách trong hệ thống chính sách phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Các chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điể ...