Danh mục tài liệu

Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻMở đầu Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động ở trẻ ( AD/ADHD) đã được mô tả về mặt lâm sàng ngay từ đầu thế kỷ 20. Kể từ đó, rối loạn này còn có nhiều tên gọi khác nhau như:” hội chứng trẻ hiếu động” ,” không tập trung có kèm hoặc không kèm theo giảm sự chú ý”Triệu chứng · bốc đồng. · Đây là rối loạn tính khí có nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở trẻ Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻ Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻ Mở đầu Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động ở trẻ ( AD/ADHD) đã được mô tảvề mặt lâm sàng ngay từ đầu thế kỷ 20. Kể từ đó, rối loạn này còn có nhiều tên gọikhác nhau như:” hội chứng trẻ hiếu động” ,” không tập trung có kèm hoặc không kèmtheo giảm sự chú ý” Triệu chứng · Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động là một rối loạn có tính chất tâm lý, gồm 3 dấu hiệu chính: không tập trung chú ý, hiếu động và tính khí bốc đồng. · Đây là rối loạn tính khí có nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở trẻ em ,chiếm 1,7-17%. · Trẻ không tập trung & hiếu động thường được chẩn đoán ở lứa tuổi 4- 6 tuổi, và bé trai bị nhiều hơn bé gái gấp 4-10 lần. Tuy nhiên, càng về sau tỉ lệ rối loạn này ở bé gái cũng tăng rõ rệt. · Theo một nghiên cứu năm 1999 tại Canada cho thấy việc dùng thuốc để trị chứng rối lọan không tập trung và hiếu động tăng lên đáng kể, tăng đến 500% so với thời điểm năm 1990 và 1997. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng thuốc hướng tâm thần cho thấy xu hướng dùng thuốc gia tăng như nhau trên toàn thế giới. Nguyên nhân Nguyên nhân thực thể và tâm lý cũng có thể gây ra chứng hiếu động không tậptrung ở trẻ - Trong số các nguyên nhân thực thể bao gồm: bệnh lý ở da, rối loại thị giác hay thính giác, do phản ứng với một số loại thuốc, ngộ độc chì, .v.v… - Nguyên nhân tâm lý bao gồm: lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình. - Các nguyên nhân này có thể riêng lẽ hay phối hợp nhau: Tai biến lúc sanh: như sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh( bị ngạt) làm ảnhhưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Do di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung-hiếu động thìtrong gia đình của chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 sốngười đàn ông bị chứng hiếu động-thiếu tập trung khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũngmắc phải chứng này. Rối loạn chức năng của não: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vùng nãocủa trẻ em và người lớn mắc chứng không tập trung-hiếu động có sự kém hoạt độngtrong việc chi phối kiểm soát các cử động và sự tập trung, và cũng nhận thấy rằngnhững người này có mức dopamine thấp hơn người bình thường. Hay chính xác hơndopamine là chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích những vùng não này. Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, matúy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em và các độc chất trong môitrường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếuđộng, kém tập trung. Tiếp xúc với kim lọai nặng như chì: Rối loạn giấc ngủ: người ta nhận thấy, trẻ ngủ ngáy dễ bị chứng rối loạn khôngtập trung-hiếu động gấp 2 lần so với trẻ không ngủ ngáy. Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trungương. Chứng không tập trung hiếu động về lâu dài có gây nguy hại gì không? Thường những trẻ em mắc chứng không tập trung hiếu động lại mắc nhữngchứng khác như: - Trầm cảm: người lớn và trẻ em đều bị như nhau, nhất là những gia đình có nhiều người mắc chứng này. - Thiếu tự tin: : làm cho trẻ khó thích nghi với môi trường sống và học đường. - Hội chứng Tourette: đó là những rối loạn thần kinh, biểu hiện bằng tật giật cơ, với những cử động không tự ý. - Rối lọan lo âu: lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, chóng mặt… - Gặp rắc rối trong học tập: 20% trẻ mắc chứng không tập trung- hiếu động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt. - Hay khiêu khích, gây sự: thái độ thù ghét, hung tợn. Theo Đông y, thì chứng hiếu động không tập trung, khó tiếp thu trong học tập,trí nhớ kém là do người đó bị mất cân bằng Âm-Dương chủ yếu là 2 cơ quan quantrọng giúp nuôi dưỡng não là Tâm và Tỳ. Khi Tỳ tạng suy yếu sẽ làm cho người bệnh bị rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiềuhoặc khó ngủ), mệt mỏi uể oải do phục hồi chưa đủ. Người bệnh khó giữ được bìnhtĩnh, khó thư dãn. Âm dương cân bằng khi được nghĩ ngơi, thư dãn, và tĩnh tại. Khi màluồn năng lượng này bị yếu đi, người bệnh có xu hướng dễ bị kích động, không cònkhả năng thư dãn, chú ý và tập trung nữa. Làm sao nhận biết một đứa trẻ không tập trung – hiếu động? Những triệu chứng cơ bản là: - Hay phân tán, không tập trung - Lảng trí, hay quên… - Động tác không hoàn thiện, vô tổ chức, vô kỷ luật. - Hay hiếu kỳ, tò mò, phân tán vào những chuyện không đâu. - Ngồi không yên, hay chọc phá người khác, xốc nổi, lanh chanh hay nổi xung, và tính tình hay thay đổi. Những triệu chứng nặng hơn bao gồm: - Khó ngủ, và khi thức dậy hay lèn èn, mệt nhọc, khổ sở. - Tính khí thay đổi thất thường không còn kiểm soát được bản thân.. - Gặp rắc rối trong học tập: chậm biết nói và viết. - Thường gặp tại nạn trong lúc vui chơi hay trong lúc hòan thành một côngviệc nào đó, và trong nhiều trường hợp người ta gọi đó là những đứa trẻ ” nguy hiểm” - Cư xử rất ồn ào, hay chống đối lại xã hội, thậm chí có hành động tấn côngngười khác. Trong lớp học, trẻ rất vô kỷ luật, không chịu vâng lời thầy cô và khó làmbạn với những trẻ khác cùng lớp. Những trẻ nào dễ có nguy cơ mắc chứng không tập trung – hiếu động? - Những trẻ mà trong gia đình chúng có người mắc chứng này. - Trẻ sinh non( sanh thiếu tháng). - Mẹ hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng chất ma túy trong khi mang thai. - Mẹ tiếp xúc với một số chất độc trong lúc mang thai. - Biến chứng lúc sanh như: trẻ bị ngạt khi sanh. ...

Tài liệu được xem nhiều: