
HỘI HỌA PHÚ HÀ MỘT CẢM XÚC RIÊNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỘI HỌA PHÚ HÀ MỘT CẢM XÚC RIÊNG HỘI HỌA PHÚ HÀ MỘT CẢM XÚC RIÊNG HUỲNH PHÚ HÀ-Vòng xoay-Chất liệu tổng hợpLâu rồi mới được xem tranh như là thưởng thức, lòng thấy vui và nhẹnhõm. Mới thấy thấm thía rằng hội họa không nhất thiết phải thế nàyhay phải thế kia, phải đánh đố người xem để trở nên sang cả, hay phảidiễn giải nôm na để được là gần gũi dung dị.“Người làm sao, chiêm bao làm vậy”. Nhưng không hề dễ khiến chohội họa của mình được chính là “chiêm bao” của mình.Người họa sĩ lao động rất vất vả, ngày lại qua ngày, tháng lại quatháng, năm lại qua năm. Tôi biết Phú Hà chỉ làm nghề, không làm gìkhác. Anh say nghề và trằn trọc rất nhiều. Có ngày chợt nhận thấymình, có ngày bỗng chợt lại không. Lao động lầm lũi với một tâm tưsáng rõ, rồi từ từ bắt vào mạch cảm xúc riêng, và một dòng tranh mớira đời.Đối với người họa sĩ thì vẽ là hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc ấy đầycam go, bởi vì cảm hứng và mạch sáng tạo không tự nhiên xuất hiệnkhi người họa sĩ cầm cây cọ lên, đối diện với tấm toan trắng. Triển lãmlần này là mạch lao động hai năm liền của Phú Hà. Dường như cảm xúccủa anh đã tìm gặp được hình thức biểu hiện thích hợp, làm cho anhthỏa nguyện nên mạch vẽ thông suốt, thoải mái.Thoáng nhìn cái cách thành lập mô típ trên tranh anh, cách anh phối sắctươi tắn, thì dễ liên tưởng ngay đến thể loại “tranh trang trí”. Nhưnghãy nhìn sâu thêm, chậm lại một chút thì sẽ cảm nhận được một niềmrung động hội họa rất riêng.Đô thị và đời sống của đất nước những năm tháng gần đây có luồngsinh khí mới. Diện mạo tinh thần của người Việt dường như cũng tỏa ramột khí sắc mới. Người Việt muôn thủa vẫn là người Việt, nhưngngười Việt hôm nay không phải là bản đúc của người Việt thế kỷ trước.Sự phát triển, thay đổi của đời sống và cảnh vật, đương nhiên có tácđộng mạnh mẽ đến con người.Và sự thay đổi ấy hiện lên trong cảm xúc của hội họa như thế nào? cáccuộc trình bày, sắp đặt, hay là sự thể hiện bằng hình thức của cáctrường phái nước ngoài chỉ gây được ấn tượng về một nỗi khát khaochứng tỏ mình không thua kém, hay sự sốt ruột của một bản lĩnh chưakịp trau dồi cho đầy đặn. Chúng ta trân trọng văn hóa chung của nhânloại, nhưng phải nên đặc biệt trân trọng nét văn hóa riêng của ngườiViệt, vì chúng ta là người Việt.Hội họa của Phú Hà lúc này chưa đại diện cho một bản sắc, nhưng đã làmột sắc thái riêng, gần gũi với những cảm hứng của con người hiện tại.Người Việt Nam của ngày hôm nay, chính là hiện thân của bốn chữ:dân tộc hiện đại.Mượn các đề tài dung dị để chuyên chở tâm ý và phô diễn cảm xúc,cách của Phú Hà làm nghề là như vậy. Nhận thấy rõ con mắt của ngườiđô thị nhìn vào sự vật, nhìn vào đời sống.Nhìn bằng cảm hứng động và đa chiều, cái nhìn ấy lan ra ngoài khuôncủa tấm toan tạo nên niềm hân hoan vượt lên trên những trắc ẩn. Niềmhân hoan chắc hẳn không xuất phát từ sự thỏa mãn cuộc sống riêng, nóđược khởi lên từ một tâm tình thẩm thấu niềm yêu đời, yêu người, yêucuộc sống. Có thể nhận ra những trăn trở thường nhật còn đó, nó luồn ởbên trong cấu trúc nền, ẩn hiện và dường như đẩy cho các mô típ chínhđộng lên, vui lên.Là chủ nhiệm “câu lạc bộ sáng tác trẻ” của Hội Mỹ Thuật thành phố Hồchí Minh trong nhiều năm, có vẻ như Phú Hà “trẻ mãi không già”.Tranh của anh tỏa ra sự sảng khoái từ những cảm thức mới mẻ của bốcục, mầu sắc và nhịp điệu.Hình như trong hội họa, “tìm tòi sáng tạo” là một khoảng không gianđộc lập với cá thể sáng tạo, không phải cứ là họa sĩ thì lập tức bước vàođó được. Vẽ mãi, rồi chợt nhận thấy rằng mình thực ra chưa đặt chânvào bên trong cái khoảng không gian đó. Mình vẫn chỉ là loay hoay,phải trút nhiều tâm ý và thời gian khai phá một lối nhỏ cho riêng mìnhđể thâm nhập vào bên trong. Và, bên trong thì không phải lúc nào cũngtràn đầy không khí. Không ít lúc nghẹt thở.Lối nhỏ của Phú Hà đã mở, anh bước vào thử thách mới của “tìm tòisáng tạo”. Mong sao cái “lò luyện đan” vừa ngọt ngào vừa khắc nghiệtcủa cuộc lao động riêng anh sẽ cho ra nhiều hơn nữa những tác phẩmmang đậm dấu ấn riêng anh, để cổ vũ cho cuộc sống, để cống hiến chođời.Trần Luân Tín. Tp. HCM. 30/12/2007. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phú hà cảm xúc nghệ thuật mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 65 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0